SKINCARE- CHĂM SÓC DA DẦU MỤN HIỆU QUẢ

Da dầu là gì? 

  • Da dầu là loại da bóng, đặc biệt ở vùng chữ T (từ trán xuống mũi đến cằm). Loại da này dễ bị mụn hơn da khô. 
  • Da dầu hay da khô phụ thuộc vào hàng rào da và sự sản xuất dầu. 
  • Để xác định da dầu có thể sử dụng giấy thấm dầu. Hãy rửa mặt sạch, vỗ nhẹ cho khô, để 30 phút. Sau đó dùng giấy thấm dầu thấm lên các vùng của da. 
  • Nếu da dầu, giấy sẽ dính, thấm dầu, trở thành điểm mờ ở nhiều điểm trên mặt.
  • Nếu giấy không dính ở bất cứ điểm nào rất có thể da bạn đang khô.

Phân loại da dầu

  • Da dầu bài tiết quá nhiều: loại này rất hay gặp. Bề mặt da láng, lỗ chân lông to, dễ mụn. Với da này cần làm sạch tốt và hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn.
  • Da dầu không bài tiết: không quá bóng nhờn, lỗ chân lông bít tắc khiến cặn bã nhờn ứ đọng. Vì thế da sần sùi, có mụn ẩn. Loại da này cần rửa mặt sạch, tẩy da chết đều đặn.
  • Da dầu thiếu nước: Tiết dầu là biểu hiện của tình trạng da đang thiếu nước. Khi thiếu nước sẽ tăng tiết dầu để cân bằng độ ẩm cho da. 
  • Da hỗn hợp thiên dầu: đổ dầu nhiều vùng chữ T. Vùng chữ U đồ dầu ít hoặc khô. 

Nguyên nhân da dầu

  • Di truyền: có thể thừa hưởng gen di truyền từ bố mẹ, ông bà.
  • Chế độ ăn uống: chế độ ăn uống mất cân bằng có thể làm tăng tiết dầu. Đặc biệt ăn nhiều dầu mỡ, chất béo làm tăng hoạt động tuyến nhờn dưới da. Lúc này tạo điều kiện cho mụn phát triển. Các loại thức uống như caffein có thể làm mất nước cơ thể và da. Điều này dẫn đến sản xuất dầu thừa và gây ra mụn. Rượu bia và thức ăn cay sẽ làm mạch máu bị giãn tiết nhiều mồ hôi. Vì thế nên hạn chế những đồ ăn này. Mà thay vào đó nên bổ sung vitamin A, nước và các loại hoa quả bổ ích khác.
  • Mức độ căng thẳng: Bạn nên cố gắng kiểm soát căng thẳng, ngủ đủ giấc và tránh thức khuya. Bởi căng thẳng sẽ khiến da bạn nhờn thêm nhiều hơn.
  • Thay đổi nội tiết tố: những biến động nội tiết tố ở những giai đoạn nhạy cảm có tác động đến tiết dầu của da. 
  • Tác dụng phụ của một số thuốc: khi sử dụng thuốc có thể làm tăng hoặc giảm tiết nhờn. Khi ngừng thuốc có thể giảm được tình trạng này. 
  • Cách chăm sóc da: đây là bước quan trọng để kiểm soát dầu. Đa số đều lựa chọn giải pháp là sử dụng rất nhiều sản phẩm kiềm dầu. Tuy nhiên việc này khiến da sản sinh dầu nhiều hơn. Nhiều bạn da dầu đã từ chối dưỡng ẩm vì cho rằng da sẽ nhờn hơn. Đây là một trong những sai lầm nghiêm trọng. Bởi khi da không được cung cấp ẩm tốt sẽ tăng tiết dầu. 

Hậu quả không chăm sóc da dầu mụn

  • Mụn bùng phát gây thâm, rỗ, da kém mịn màng và xuống tone nghiêm trọng do mụn.
  • Bã nhờn gây ra lượng lớn dầu làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Vi khuẩn P.acnes ăn bã nhờn phát triển dẫn tới viêm da. Mụn nổi lên, phá hỏng nang lông khiến mụn thông thường thành mụn viêm, mủ và sưng.

SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI CHĂM SÓC DA DẦU MỤN

  • Rửa mặt quá nhiều: Nhiều bạn lầm tưởng rằng rửa mặt nhiều sẽ giúp da sạch và ít dầu hơn. Nhưng rửa quá nhiều gây rối loạn cân bằng nước dưới da, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động. Bên cạnh đó, da sẽ mất đi lớp tế bào tự nhiên, tạo điều kiện cho vi khuẩn , bụi xâm nhập. Mỗi ngày chỉ nên rửa mặt tối đa 2 lần/ngày. 
  • Chọn sai sữa rửa mặt: đa số chọn loại có tính chất kiềm dầu, tẩy rửa cao. Tuy nhiên những loại này sẽ làm mất đi lượng dầu tự nhiên của da. Lúc này da bị hút hết nhờn sẽ tự động tiết ra lượng dầu gấp 2 để bù lại. Vì thế lúc này da dầu càng nặng hơn.
  • Tẩy da chết quá 2 lần/tuần: Nếu tẩy quá nhiều da sẽ mỏng, yếu, dễ bắt nắng hơn. Theo các chuyên gia da liễu nên dùng 2 lần/tuần với sản phẩm chứa: AHA, BHA.
  • Không dùng kem dưỡng ẩm: Nếu bỏ qua kem dưỡng ẩm da sẽ rất khô. Lúc này tuyến nhờn trên da kích thích tiết da nhiều dầu hơn khiến da thêm bóng nhờn, khó chịu. Nên dùng kẽm dưỡng ẩm dạng lotion và Oil-free, Non-comedogenic, Non-acnegenic.
  • Lười dùng kem chống nắng. Đa số kem chống nắng tạo cảm giác nhờn bóng khiến nhiều người bỏ qua. Tuy nhiên khi tiếp xúc với ánh nắng mà không bảo vệ da sẽ gây nên nám da, sạm da và lão hóa nhanh. 
  • Dùng nước ấm: Nước ấm có thể làm giãn nở lỗ chân lông khiến bụi bẩn tích tụ lại nhiều hơn. Vì thế khi tốt nhất là khi dùng nước ấm rửa mặt nên rửa lại bằng nước lạnh sau đó. 

Một số tình trạng da thường gặp

Mụn bọc dạng mạch lươn, da nhạy cảm:

Đây là tình trạng nặng nhất của mụn trứng cá. Khi có nhiều nang mun bọc có kích thước từ 0,5cm trở lên tập trung thành từng đám. Da sau khi hồi phục dễ để lại sẹo. Nó hình thành từ các mụn trứng cá thông thường hoặc mụn bọc nang nhiễm tụ cầu khuẩn, liên cầu. Thường gặp nhiều ở mặt, lưng, ngực. Vì ở đây tập trung nhiều tuyến dầu dưới da. Triệu chứng lâm sàng là: mụn bọc, mủ, nang tập trung thành đám. Từ đó da phù nề, xù xì. Dưới mụn là hang hốc mụn liên kết với nhau chứa máu và mủ. Biểu hiện thường gây đau, nhức, căng tức da, ngứa ngáy, khó chịu. Dịch mủ từ mụn rỉ ra, viêm nhiễm lan và nhiều mụn hơn. 

Nền da rất yếu đi kèm sẩn mụn

Tổn thương mụn không quá to, hàng rào bảo vệ da kém. Loại da này cách chăm sóc da vô cùng khó khăn. Trong khi nền da yếu mà dùng các loại hóa chất tái tạo đều dễ dàng gây ra tình trạng kích ứng. Nếu không kiên trì theo hướng đã lựa chọn dễ dàng gây ra khó khăn trong điều trị mụn. 

Nền da khỏe

Nền da khoẻ hơn một chút, tuy nhiên xuất hiện mụn viêm. Biểu hiện viêm, sưng đỏ và không thấy nhân mủ. Đây là trường hợp bọc tương lai nặng hoặc có tác động sẽ mưng mủ nhanh chóng. Loại này cũng dễ để lại sẹo hơn. Khi điều trị thường nản chí vì có mụn có thể to hơn do bội nhiễm. Tuy nhiên cần hiểu rõ nguyên lý bệnh sinh của mụn để điều trị hiệu quả hơn. 

Mụn không quá nặng, không quá nhẹ nhưng để lại rất nhiều thâm. Người Việt Nam thuộc typ da dễ rối loạn sắc tố nhất nên dễ thâm hơn hoặc dễ trắng hơn. 

Mụn viêm xen kẽ mụn ẩn và có thâm.

Nền da sần không nhẵn là tình trạng hay gặp ở những người dưới 25 tuổi. Do chăm sóc da chưa tốt hay chưa hiểu rõ về mỹ phẩm mình đang dùng. 

Cách chăm sóc da dầu mụn hiệu quả

  • Không có một công thức chung nào trong chăm sóc da. Muốn chăm sóc da tốt phải thực sự lắng nghe làn da của mình. Nếu da khô hãy cấp ẩm tốt cho da, nếu thừa dầu hãy tẩy trang thật sạch cho da. 
  • Đối với mụn viêm đang có sự hình thành của sưng nóng, đỏ đau. Vùng da có mụn viêm thường dễ nhạy cảm, yếu hơn dễ gây da mụn hơn. Vì thế đối với những loại mụn này không nên rửa mặt quá mạnh, tránh tác động cơ học. Khi dùng lực tác động các nang lông bọc lan tỏa ổ viêm rất nhanh. Đối với mụn viêm nên sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, đủ làm sạch mặt. Tránh BHA, axit acylic, dạng bọt và ưu tiên sử dụng dạng gel. 
  • Đối với làn da nhạy cảm tuyệt đối không dùng sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh, dạng bọt. Tuy nhiên da khỏe lên có thể sử dụng hoặc dùng 1 tuần từ 1 đến 2 lần. Nếu khi dùng da kích ứng hay yếu đi thì phải tạm dừng ngay. Tránh sản phẩm AHA nồng độ cao ưu tiên AHA nồng độ dưới 15%. Bởi đặc tính AHA là tan trong nước thẩm thấu rất sâu trong làn da có thể gây bong da và yếu đi. Tuy nhiên vẫn có phương pháp peel cho da khỏe hơn nhưng trường hợp này ưu tiên phục hồi trước. Nền da rất yếu đi kèm sẩn mụn, tổn thương mụn không quá to, hàng rào bảo vệ da kém. 
  • Đối với những bạn chưa điều trị mụn hay skincare hàng rào bảo vệ da sẽ khỏe hơn. Điều trị cũng nhanh hơn. Thời gian điều trị thường là 2 tháng. 

MỘT SỐ LƯU Ý TRONG CHẾ ĐỘ ĂN CHO DA DẦU MỤN

  • Nước: Thiếu nước da khô, bong tróc vì thế tuyến bã nhờn tiết nhiều dầu hơn. Dẫn đến da nhiều dầu. Vì thế cần uống đủ nước mỗi ngày để cải thiện làn da của mình..
  • Nước cam, chanh, bưởi: những loại này rất giàu chất xơ, nước và vitamin C giúp đào thải độc tố. Mỗi ngày ăn nửa quả bưởi hoặc trái cây ít đường như cam, quýt da bạn sẽ khỏe hơn.
  • Nước dừa: uống thừa xuyên giúp da sạch sẽ, đàn hồi và ngăn ngừa các vấn đề về da. 
  • Chất xơ: có tác dụng hấp thu chất dinh dưỡng và loại bỏ độc tố. Ăn thực phẩm giàu chất xơ như: bánh mỳ đen, mạch, ngô… giúp da săn chắc và khỏe hơn. 
  • Bơ: chứa axit béo tốt cho da và ngăn ngừa các tuyến bã nhờn tiết dầu thừa. Bơ giúp chống oxy hóa mạnh, ngăn chặn tế bào ung thư.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *