Trong số các loại mụn gây đau đầu cho da, trong đó mụn mủ có thể xếp ngay ở đầu. Vậy, phải xử trí thế nào với loại mụn “cứng đầu cứng cổ” này? Xem ngay series “Xử trí mụn tại nhà đơn giản mà hiệu quả đến 100%” của Bác sĩ Hiếu ngay thôi!
Mụn mủ là một mảng phồng lên của da, trong có chứa chất màu trắng và dịch nhầy. Bình thường nó sẽ sưng tấy, gây đỏ và đau cho người bị. Xung quanh làn da bị mụn thì thường đỏ ửng. Lớp da bọc ngoài cùng của mụn thường rất mỏng nên da dễ bị tổn thương, nếu bạn chạm nhẹ hoặc sờ tay vào quá nhiều sẽ khiến nó bị vỡ ra, rất nguy hiểm. Mức độ gây viêm và biến chứng của loại mụn này rất cao và sẽ gây biến chứng nếu không được chữa trị sớm.
Mủ trong mụn mủ là xác chết của bạch cầu trong cơ thể vì thế nên nếu tự nặn ở nhà, bạn nên chắc chắn rằng mình có đủ dụng cụ để sát trùng và phải thật cẩn thận để da không bị tổn thương quá và làm cho tình trạng nặng hơn. Từ đó sẽ khiến việc điều trị khó khăn hơn và nguy cơ để lại sẹo thâm trên da cũng rất cao.
Nguyên nhân hình thành mụn:
Mụn mủ là sự biến tướng của mụn trứng cá, gây đau và sưng tấy đỏ trên làn da của bạn. Nếu để lâu không xử lý, mụn mủ sẽ biến thành mụn nang. Nguyên nhân cơ bản có thể bắt nguồn từ một số bệnh như thủy đậu, vẩy nến, đầu mùa,… Ngoài ra, với chế độ ăn không phù hợp, nội tiết tố thay đổi thất thường, môi trường tác động, rửa mặt không kỹ, căng thẳng,… đều gây ra mụn mủ. Độ tuổi nổi mụn thường là tầm 17 – 18 tuổi, cơ thể thay đổi, bạn đã bước sang tuổi dậy thì, với một số bạn thì mụn bắt đầu mọc lên.
Các đốm mụn mới hình thành đều rất dễ bị viêm nhiễm, vi khuẩn xâm nhập khiến cho tình trạng mụn trở nên nặng hơn. Các vùng da khác cũng có nguy cơ lây nhiễm cao. Mụn nhẹ thì bạn có thể tự trị tại nhà bằng việc thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống của mình nhưng mụn nặng thì bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để được tư vấn và có phác đồ cụ thể.
Nếu bạn vô tình làm vỡ lớp màng bọc ở ngoài của mụn mủ khi đi tắm, hoặc chà xát thì rất dễ lây lan sang các vùng da lành lặn khác và sẽ nhiễm khuẩn nếu bạn vệ sinh không đúng cách.
Nếu trong trường hợp bị vỡ, bạn cần nắm 4 nguyên tắc như sau để không làm biến tướng tình trạng mụn của mình:
– Đảm bảo vô khuẩn trước và sau khi bị vỡ.
– Tránh lây lan sang xung quanh.
– Tránh bội nhiễm
– Giúp liền vết thương nhanh – đây là nguyên tắc cho bất kỳ vết thương hở nào có thể phục hồi một cách nhanh chóng, hạn chế nguy cơ bị bội nhiễm và lan nước mủ ra xung quanh.
Vậy, để làm được điều này, bạn sẽ phải chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết. Ngay sau đây, Bác sĩ Hiếu sẽ hướng dẫn cho bạn từng loại sản phẩm, từng bước để thực hiện. Bác sĩ Hiếu đảm bảo rằng đây là những thứ có thể mua được ở bất kỳ đâu với chi phí rẻ. Bạn có thể tự trang bị cho mình để bất kỳ khi nào bạn lên mụn viêm, mụn mủ hoặc bất kỳ loại mụn nào, bạn đã có “vũ khí” để sẵn sàng chiến đấu.
Xem thêm: Bạn có đang thấu hiểu làn da mình để trị mụn hiệu quả?
Găng tay xanh hoặc găng tay trắng
Đây thuộc nhóm găng tay sạch chứ không phải găng tay vô khuẩn. Nhưng đối với các tổn thương ngoài da, bạn có thể dùng loại găng tay này cũng được. Tại sao lại phải đi găng? Thay vì việc bạn vệ sinh sạch sẽ đôi tay của mình, kỳ cọ hết các đầu móng tay, sau đó sát khuẩn tay, làm cho da mình dễ bị khô hơn. Bạn có thể sử dụng luôn một đôi găng tay xanh, sạch cũng đã đảm bảo được cho mình hạn chế được nguy cơ viêm nhiễm rồi. Và giá thành của nó cực kỳ rẻ, từ 80.000 – 100.000 VND cho 50 đôi. Tùy vào cách sử dụng của bạn mà thời gian sử dụng có thể lên đến 2 tháng, 3 tháng hoặc nửa năm. Và hãy chọn đúng size tay của mình nhé! Hầu như chúng đều có đầy đủ các size từ M, XL đến L cho bạn lựa chọn.
Xem thêm: Sạch mụn tới không ngờ chỉ bằng 5 thói quen đơn giản
Sát khuẩn Betadine
Bạn nên mua chai nhỏ tầm 10ml hoặc chai có kích thước lớn hơn cũng được, nhưng các bạn sẽ khó dùng hết được. Betadine và Povidine là hai loại sát khuẩn có cùng thành phần với nhau và chỉ khác nhau ở mỗi tên nên bạn chọn loại nào cũng được nhé! Ngoài ra, bạn nên phân biệt rõ Betadine dùng để sát khuẩn và Betadine dùng để súc họng để tránh mua nhầm lẫn. Bạn nên hỏi nhà thuốc trước khi mua. Giá thành của Betadine không cao, chỉ cỡ vài nghìn nên bạn không cần lo lắng quá về chi phí. Mặc dù rẻ nhưng công dụng của nó rất là tuyệt vời luôn! Tác dụng chính của nó là diệt vi khuẩn, virus, vi nấm, động vật đơn bào, kén và bào tử. Vì vậy, tác dụng của thuốc kém hơn các chế phẩm iod tự do, nhưng lại có ưu điểm là ít độc hơn.
Cồn 70 độ
Có Betadine rồi nhưng vẫn cần cồn vì không phải tổn thương nào các bạn cũng sát khuẩn bằng Betadine. Đôi khi có những tổn thương các bạn phải dùng cồn bởi vì Betadine cũng dễ làm cho mụn bị thâm sau khi nặn mà sát khuẩn lại đảm bảo tối ưu hơn. Có những trường hợp nên sử dụng cồn 70 độ, và cũng có những trường hợp nên dùng Betadine. Hoặc bạn có thể dùng cồn sát khuẩn trước rồi dùng Betadine sau.
Que nặn mụn
Que nặn mụn hiện nay có rất nhiều loại trên thị trường. Tuy nhiên, Bác sĩ Hiếu sẽ hướng dẫn các bạn một vài loại chuyên dụng hơn bởi vì những loại phổ thông thì thường nặn mụn sẽ dễ bị đau. Nếu đầu sắt nó bị tù thì khi chích nhân mụn ra sẽ dễ để lại sẹo. Một vài tiêu chí để bạn có thể lựa chọn que nặn mụn phù hợp là:
– Đầu vót phải sắc bén
– Đầu nặn phải có kích thước lớn (size to) vì khi nặn bằng kích thước nhỏ (size nhỏ) nó sẽ để lại vết hằn trên da khiến bạn có nguy cơ bị sẹo thâm cao hơn rất nhiều.
Kim chích mụn
Kim chích mụn dùng để chích những nốt mụn nằm ở sâu và đầu mụn chưa vỡ. Bạn có thể chích trước khi nặn mụn hoặc trong khi nặn mụn để lấy nhân mụn ra dễ dàng hơn. Kim chích cũng không quá đắt, với giá cả phải chăng, bạn có thể mua ở bất kỳ đâu.
Kháng sinh bôi
Kháng sinh dùng để bôi ngay sau khi nặn mụn là điều không thể thiếu được. Bởi vì nếu như không có nó, dù bạn đã sát khuẩn tốt rồi vẫn có nguy cơ bị bội nhiễm. Đây là tình trạng xuất hiện mụn nước dày đặc, các vết thương bị nhiễm trùng và lan rộng. Khi các vết thương này bị xâm nhập bởi các vi khuẩn như tụ cầu vàng, tụ khuẩn liên cầu có thể gây ra viêm da cơ địa bội nhiễm. Những loại kháng sinh bôi bạn có thể dùng Clindamycin, Mupiroxin hoặc Fuxidin axit thì bất kỳ hiệu thuốc nào cũng có. Giá thành chỉ dưới 100.000 VND.
Gạc vô khuẩn, bông y tế
Gạc vô khuẩn sẽ đảm bảo an toàn cho vết mụn của bạn trong lúc bạn thao tác nặn mụn hoặc thao tác trong việc lau rửa vết thương. Kích thước bạn nên chọn là 10×10 hoặc loại nhỏ hơn nhưng vẫn nên dùng loại dầy dặn sẽ đều tay hơn.
Và trên đây là 7 dụng cụ các bạn cần chuẩn bị ở nhà. Cũng giống như một bộ dụng cụ y tế hoặc bộ sơ cứu, nó sẽ giúp “cứu cánh” cho bạn bất cứ khi nào bạn gặp vấn đề về mụn viêm, mụn mủ hoặc vết thương hở. Đây là một cách đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể sắm được ở bất kỳ đâu. Bạn hãy đón chờ bài viết tiếp theo về ‘’Step by Step: Hướng dẫn nặn mụn tại nhà’’ của Bác sĩ Hiếu nhé!
- Bác sĩ Hiếu
- Inbox: m.me/drhieu.aesthetic
- Hotline: 0849.86.8282
- Youtube: bacsihieu.vn/youtube
- Group cộng đồng chăm sóc da khoa học: https://www.facebook.com/groups/congdong.chamsocda.khoahoc
- Group Beauty Tips & Review cosmetic