Mụn viêm: Xử trí “đơn giản như đan rổ” ngay tại nhà

Mụn viêm: Xử trí “đơn giản như đan rổ” ngay tại nhà

Mụn viêm vừa khiến bạn đau nhức vừa gây mất thẩm mỹ cho làn da của bạn. Vậy, làm thế nào để trị mụn viêm? Bác sĩ Hiếu sẽ hướng dẫn bạn xử lý mụn viêm “nhanh-gọn-nhẹ” ngay tại nhà nhé! 

xử lý mụn viêm
Cùng làm bạn nhé!

Mụn viêm là quá trình tích tụ bụi bẩn, bã nhờn lâu ngày trên da gây nên viêm da. Nếu trong trường hợp nhẹ, mụn viêm có thể biến mất như chưa từng xuất hiện và không để lại quá nhiều tổn thương cho da. Nhưng nếu trong trường hợp nặng, nốt mụn viêm có thể biến chứng thành gây ra thâm mụn, sẹo rỗ, sẹo lồi về sau. 

Tự học cách xử trí MỤN tại nhà – MỤN VIÊM – Cách nặn mụn an toàn hiệu quả | Dr Hiếu

Có 3 nguyên nhân chính gây ra mụn viêm:

– Vi khuẩn xâm nhập: Vệ sinh da không sạch sẽ khi tiếp xúc với bụi bẩn, nặn mụn gây trầy, xước da cũng khiến vi khuẩn có cơ hội làm “tổ” trên da. 

xử lý mụn viêm
Tẩy trang không kỹ làm lỗ chân lông bị bít tắc

– Hormone thay đổi: Ở các giai đoạn như tuổi dậy thì, sau khi sinh, mang thai hoặc khi sử dụng các loại thuốc tránh thai khiến hormone bị rối loạn và mọc mụn. 

– Cơ thể có bệnh: Cơ thể suy giảm do khả năng miễn dịch kém, phải sử dụng nhiều loại thuốc nên tích tụ các thành phần độc tố trong người gây ra mụn.

Mụn viêm có nhiều cấp độ, mỗi cấp độ đều có cách xử trí khác nhau. Bạn không nên chủ quan và coi thường loại mụn này. 

– Mụn viêm đỏ: thường xuất hiện rải rác trên da và sưng đỏ. Đây là dạng mụn thường gặp và nhẹ nhất của mụn viêm nên bạn không cần lo lắng quá nhiều. Nhân mụn này khó thấy nhưng bạn có thể điều trị dứt khoát nếu được phát hiện sớm. 

xử lý mụn viêm
Mụn viêm khiến khuôn mặt mất thẩm mỹ

– Mụn viêm mủ: sưng to và có đầu chóp màu trắng, bên trong chứa mủ trắng hoặc vàng. Hãy đợi đến khi chóp mụn có màu vàng thì mới nặn. Khi nặn sẽ có dịch nhầy chảy ra. Sau đó bôi thuốc đặc trị mụn viêm để tránh nhiễm khuẩn. 

– Mụn viêm bọc: sưng to, cứng và gây đau rất nhiều. Bạn sẽ có nguy cơ bị sẹo rỗ cao khi bi loại mụn này vì tình trạng viêm nhiễm đã vào sâu trong da. Dạng mụn này hơi khó nặn vì đầu mụn không trồi lên da nên rất khó để có thể nặn hết nhân mụn hoàn toàn. Đây là loại mụn hình thành do điều trị mụn mủ không hiệu quả.

– Mụn nang: là tình trạng mụn nặng nhất của mụn viêm. Nó có kích thước lớn hơn mụn bọc rất nhiều và lan ra thành rất nhiều mảng lớn trên mặt. Đồng thời cũng chứa một lượng lớn ổ nhân mủ rất khó nặn. Nếu đã mắc mụn nang thì nguy cơ để lại sẹo trên da mặt rất cao, khoảng 99%.

Vậy, làm sao để xử lý ngay khi chúng ở tình trạng “dễ xơi” nhất? Bác sĩ Hiếu sẽ hướng dẫn bạn 7 bước “tự xử” mụn viêm ngay tại nhà mà không quá cầu kỳ. 

Bước 1: Làm sạch tay

Đây là bước quan trọng mà chúng ta có thể chủ động thực hiện để tránh các bệnh lây lan, truyền nhiễm hoặc đơn giản là các vi trùng, vi khuẩn có hại, bụi bẩn từ ngoài môi trường. Hãy rửa tay bằng xà phòng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Khi nặn mụn, điều quan trọng nhất là tất cả mọi thứ đều phải được sát khuẩn để tránh tình trạng tạo cơ hội cho vi khuẩn lây lan trên da mặt nhiều hơn. Chỉ mất 30 giây nhưng đem lại rất nhiều lợi ích cho bản thân bạn. 

Bước 2: Sát khuẩn tay (dùng cồn 70 độ)

Cồn 70 độ được dùng để sát trùng da, sát trùng dụng cụ y tế rất phổ biến. Cơ chế hoạt động: biến tính protein của vi sinh vật, tiêu diệt nấm, vi khuẩn nhưng không có tác dụng lên bào tử. Bạn có thể tẩm cồn vào bông rồi chấm lên dụng cụ hoặc ngâm trực tiếp dụng cụ vào dung dịch cồn 70 độ. Tuy nhiên, nhất định bạn không được sử dụng cồn 90 độ. Mặc dù chỉ định của cồn này là dùng để sát trùng vết thương, tiệt trùng các dụng cụ y tế nhưng tác dụng phụ của nó không phải là cái bạn nên đánh đổi. Trên thị trường, có nhiều loại cồn 90 độ trôi nổi nên rất dễ mua phải hàng kém chất lượng. Nếu hít phải hoặc uống phải, hay vô tình để thẩm thấu trên da thì bạn sẽ có những biểu hiện, triệu chứng ngộ độc như đau nhức đầu, buồn nôn, cảm giác mệt mỏi, mắt mờ (có thể dẫn đến mù lòa), biểu hiện co giật liên hồi, đồng tử mắt giãn nở lớn, hô hấp khó khăn, trường hợp nặng nhất có thể dẫn đến tử vong. Cồn 90 độ còn có thể gây kích ứng da đối với làn da nhạy cảm.  Nếu bạn không chắc chắn da mình thuộc loại nào thì nên sử dụng đúng loại cồn 70 độ. 

xử lý mụn viêm
Dùng cồn 70 độ để sát khuẩn sạch sẽ

Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ

– Một cây nặn mụn được sản xuất từ chất liệu thép không gỉ, một đầu có hình tròn lỗ rỗng và đầu còn lại sắc nhọn.

xử lý mụn viêm
Với bộ dụng cụ tốt, bạn có thể lấy nhân mụn dễ dàng hơn!

– Một cái nhíp chuyên dụng để gắp nhân mụn

– Tăm bông đầu to, bông tẩy trang hoặc bông gòn

– Các dung dịch sát khuẩn như nước muối sinh lý Nacl 0,9%

– Găng tay (nên cầm phần miệng găng)

Bước 4: Sát khuẩn vùng mụn bị vỡ

Betadine là một loại thuốc sát khuẩn với tác dụng chính là ngăn ngừa và điều trị nhiễm khuẩn. Loại thuốc này chủ yếu được sử dụng tại chỗ và bên ngoài cơ thể. Liều sử dụng phụ thuộc vào dạng thuốc và nồng độ cũng như vị trí trên cơ thể và tình trạng nhiễm khuẩn. Bạn nên pha loãng Betadine với dung dịch muối sinh lý với tỷ lệ 1:1 lên vùng mụn để diệt vi khuẩn gây bệnh, đồng thời dự phòng vi khuẩn phát triển. Cách này cũng để làm giảm độ nhớt của Betadine để khi sát khuẩn đỡ bị kinh. Cách sát khuẩn như sau: dùng tăm bông chấm vào dung dịch vào sát khuẩn theo vùng xoắn ốc từ trong ra ngoài để đảm bảo tổn thương mụn mủ bên trong không bị quyện vào nhau, bị chéo nhau.  

Bước 5: Lấy nhân mụn 

Mụn khi hình thành có 4 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: Mụn đầu trắng. Chúng hình thành vì sự tắc nghẽn lỗ chân lông. Lúc này, mụn không hề đau, kích thước nhỏ. 

– Giai đoạn 2: Mụn đầu đen. Nguyên nhân hình thành là vì lỗ chân lông bị hở, mở miệng dẫn đến oxy hóa, làm chuyển đầu mụn trắng sang đen. Mụn lúc này vẫn còn nhỏ, không đau nhức. 

– Giai đoạn 3: Mụn viêm đỏ. Lúc này mụn nổi to lên trên bề mặt da, sờ vào thấy nhức, vùng da hơi sưng đỏ. 

xử lý mụn viêm
Nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến mụn mủ, mụn bọc sau này

– Giai đoạn 4: Mụn mủ, mụn bọc. Mụn này rất đau nhức, nhìn vào thấy mủ vàng trong nhân và xung quanh có viền đỏ. Khi đến giai đoạn này, rất khó để chữa và sẽ để lại sẹo. 

Ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 bạn có thể nặn hoặc không nặn nhưng đến giai đoạn 3 và 4 bạn nên đi nặn và đi điều trị. Điều quan trọng nhất là cần phải nặn sạch cái chân mụn thì cái nhân mụn không còn nữa và giúp bạn không bị viêm lại lần hai. 

Bước 6: Sát khuẩn vùng da mụn 

Thấm Betadine đẫm hơn so với lúc sát khuẩn vùng mụn bị vỡ để thuốc có thể thấm sâu vào nốt mụn và sát khuẩn cho da. Nó sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm mụn sau khi nặn. 

Xem thêm: Mật ong dùng để trị mụn an toàn và hiệu quả 100%?

Bước 7: Làm sạch lại bằng muối sinh lý hoặc kháng sinh

Hãy đợi đến lúc nốt mụn gần khô rồi bôi kháng sinh đã chuẩn bị vào. Nhất định phải thấm khô nốt mụn bằng gạc phẫu thuật hoặc bông tăm để tránh các tình trạng viêm nhiễm tái hiện lại. 

xử lý mụn viêm
Đừng quên làm sạch lại bằng muối sinh lý!

Xem thêm: Mụn viêm: BPO/T3 mycin có thực sự điều trị được không?

Bước 8: Thu dọn lại các dụng cụ 

Nặn mụn là phương pháp đơn giản để loại bỏ các nốt mụn đáng ghét một cách nhanh chóng. Hầu như ai bị mụn cũng đều không ít lần dùng tay trực tiếp nặn các nốt mụn. Phương pháp này không phải là xấu nhưng bạn phải nặn có quy trình để không khiến mụn bùng phát dữ dội hơn và làm tổn thương các lỗ chân lông dẫn tới sẹo. Với những bước hướng dẫn nặn mụn viêm an toàn và hiệu quả tại như trên đây, Bác sĩ Hiếu hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về làn da của mình và chăm sóc nó một cách tốt nhất. Chúc các bạn thành công! 


1 thoughts on “Mụn viêm: Xử trí “đơn giản như đan rổ” ngay tại nhà

  1. Pingback: cách xử lý mụn viêm - taytou

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *