Giải đáp về tàn nhang – vấn đề dễ nhầm lẫn với nám da

Da xuất hiện những đốm nâu, có thể từ rất sớm khiến các bạn nữ tự ti. Hoặc nhiều chị em nghĩ là nám rồi lại mua thuốc bôi nám. Thực chất tàn nhang và nám là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy để hiểu rõ về tàn nhang hãy tìm hiểu qua bài viết này nhé chị em!

1. Tàn nhang là gì?

  • Tàn nhang là một dạng tăng sắc tố da lành tính có tính chất di truyền. Tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi đối tượng nhưng chủ yếu ảnh hưởng đến nữ giới. Bệnh thường khởi phát sớm, có thể xuất hiện ở giai đoạn 2 – 3 tuổi hoặc bắt đầu khi đến tuổi dậy thì.
  • Tàn nhang đặc trưng bởi các đốm tròn có màu nâu nhạt đến nâu đậm, mọc tập trung hoặc rải rác và ảnh hưởng đến các vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng như gò má, tay, cổ và lưng. Đây là bệnh da liễu lành tính, không gây đau, châm chích, ngứa và hay nóng rát. Tổn thương do bệnh lý này hiếm khi tiến triển thành tế bào ung thư.
  • Thường gặp ở người có làn da trắng, mỏng và người có tiền sử gia đình mắc các bệnh da liễu do tăng sắc tố melanin. Mặc dù không gây ngứa ngáy hay khó chịu nhưng các đốm nâu do tàn nhang ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình và yếu tố tâm lý.

2. Nguyên nhân gây tàn nhang

Tàn nhang là hệ quả do sắc tố melanin (sắc tố khiến da đen sạm) tăng lên quá mức khiến da hình thành các đốm nâu nhạt, nâu đen hoặc đỏ. Một số nguyên nhân có thể gây tàn nhang, bao gồm:

  • Di truyền: Nghiên cứu di truyền học nhận thấy, người bị tàn nhang có gen trội Melanocortin 1 receptor. Gen này kích thích sắc tố melanin sản sinh quá mức. Khiến da hình thành các đốm có màu nâu nhạt đến nâu đen.
  • Tiếp xúc với ánh nắng: Tia UV-B trong ánh nắng mặt trời, kích thích các tế bào melanocytes. Do đó tăng sản xuất melanin khiến da hình thành các đốm nâu trên bề mặt. Tiếp xúc với ánh nắng thường xuyên còn làm tăng màu sắc và số lượng của các đốm tàn nhang. Do đó, tàn nhang thường có xu hướng đậm hơn vào mùa hè và nhạt màu vào mùa đông.

3. Dấu hiệu nhận biết tàn nhang

Biểu hiện lâm sàng của tàn nhang tương đối dễ nhận biết. Tuy nhiên ở một số trường hợp, tàn nhang có bị nhầm lẫn với nám da, đồi mồi và nốt ruồi. Các dấu hiệu giúp nhận biết tàn nhang, bao gồm:

  • Da xuất hiện các đốm nhỏ có màu nâu nhạt hoặc nâu sẫm. Một số trường hợp có thể xuất hiện đốm tàn nhàng màu vàng sẫm hoặc màu đỏ
  • Kích thước đốm tàn nhang dao động từ một đến vài mm
  • Đốm tàn nhang có thể mọc rải rác hoặc tập trung. Số lượng đốm tương đối đa dạng và thường không đồng nhất
  • Tàn nhang thường xuất hiện ở những vùng da hở, tiếp xúc với ánh nắngnhiều như mặt. Đặc biệt là vùng gò má, vai, cổ, tay và lưng
  • Màu sắc của tàn nhang thường đậm hơn sau khi tiếp xúc với ánh nắng
  • Tàn nhang thực chất là một dạng rối loạn sắc tố ở lớp thượng bì (lớp nông của da). Vì vậy điều trị tàn nhang thường dễ hơn so với điều trị nám da và đồi mồi.

4. Nổi tàn nhang có nguy hiểm không?

  • Tàn nhang là tình trạng da liễu lành tính, không gây ngứa ngáy, đau rát, châm chích. Và đặc biệt không làm tăng nguy cơ ác tính hóa tế bào. Tuy nhiên, các đốm nâu ở da có thể ảnh hưởng đến yếu tố tâm lý và ngoại hình – đặc biệt là tàn nhang ở mặt.
  • So với các dạng rối loạn sắc tố da khác như nám da, đồi mồi, mụn ruồi, bạch biến,… tàn nhang thường dễ điều trị hơn. Tuy nhiên nếu không chăm sóc đúng cách, các đốm nâu trên da có thể tái phát sau một thời gian ngắn.

Tham khảo bài viết: http://bacsihieu.vn/wp-admin/post.php?post=6390&action=edit

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *