Mụn nội tiết là gì? Làm thế nào để nhận biết được mụn nội tiết? Mụn trứng cá nội tiết là những mụn liên quan đến rối loạn trong nội tại. Mụn trứng cá nội tiết được phân theo nam và nữ. Trong bài viết này, bác sĩ Hiếu sẽ đề cập chủ yếu về mụn trứng cá nội tiết ở nữ.
Những hormon nào trong cơ thể phụ nữ hay gây ra tình trạng rối loạn nhất? Rối loạn đầu tiên liên quan tới estrogen và progesteron. Bình thường 2 hormon này luôn biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt và khi có rối loạn 2 hormon này thì nó dễ gây ra tình trạng rối loạn mụn trứng cá. Cách kiểm tra đầu tiên đó là bạn xem chu kì kinh nguyệt của mình có đều không. Thường thì chênh lệch của nó sẽ từ 3-5 ngày là bình thường. Tuy nhiên, nếu chênh lệch giữa vòng kinh quá 5 ngày thì bạn nên xem xét và kiểm tra vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng mụn trứng cá của chúng ta.
Một trong những yếu tố làm rối loạn nội tiết ở nữ là chúng ta dùng thuốc tránh thai. Thuốc tránh thai bản chất của nó là chất làm tăng hormone progesterone rất cao. Theo nghiên cứu của bác sĩ Hiếu thông qua các kênh nước ngoài thì cũng chưa có nghiên cứu nào báo cáo progesterone gây ra mụn mà estrogen mới là hormon gây ra mụn nhiều hơn. Khi dùng thuốc tránh thai nó sẽ gây ra rối loạn thời kì đầu của chu kỳ kinh nguyệt chính điều này gây ra mụn trứng cá.
Hormon estrogen liên quan nhiều tới tuổi dậy thì. Với nữ là sau 12 tuổi và với nam là sau 15 tuổi. Hormon estrogen tăng cao làm gia tăng testosterone, trong phần sau của bài viết bác sĩ Hiếu sẽ giới thiệu tới các bạn 1 ca mụn điển hình của mụn nội tiết để cùng xem các dấu hiệu lâm sàng.
Hormon cortisol là gì? Nó gây ảnh hưởng gì tới mụn nội tiết?
Mỗi khi có những căng thẳng, stress hoặc những lo âu trong cuộc sống, hormone cortisol tăng cao. Với các bạn sinh viên có thể là khi phải đối mặt với những kì thi căng thẳng, với những bạn đã đi làm thì đó có thể là những deadline mà sếp giao, công việc phải di chuyển, đi công tác nhiều hoặc những căng thẳng trong cuộc sống. Hormon cortisol tăng cao chính là một trong những nguyên nhân gây mụn vô cùng nặng nề. Nói cách khác, các vấn đè về chế độ ăn uống, áp lực trong công việc cũng ảnh hưởng không nhỏ tới mụn nội tiết.
Ngoài ra, việc chúng ta sử dụng các loại thuốc cũng gây gia tăng mụn. Khi chúng ta bị các bệnh lý, bệnh hệ thống, các bệnh liên quan đến thận,… lúc này, buộc chúng ta phải dùng corticoid kéo dài. Bên cạnh đó là những loại thuốc tăng cân có corticoid cũng làm cortisol tăng cao. Đây chính là những nguyên nhân dẫn tới mụn trứng cá.
Làm thế nào để hạn chế tình trạng mụn nội tiết?
Nguyên nhân gây tình trạng mụn trứng cá nội tiết ngoài vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt, sử dụng thuốc còn điều rất quan trọng nữa mà chúng ta thường bỏ qua. Ở nữ đó là tình trạng buồng trứng đa nang. Vậy buồng trứng đa nang là gì?
Ở phụ nữ sẽ có 2 buồng trứng ở 2 bên của bụng dưới. Nang trứng bình thường là nang loãng và trứng rất nhỏ. Nhưng khi bị buồng trứng đa nang thì buồng trứng sẽ bị thoái hóa 1 phần, có nhiều dịch hơn ở bên trong. Chính điều này khiến hormon ở phụ nữ thay đổi và gây tình trạng mụn rất rõ ràng. Làm sao để biết bản thân có bị buồng trứng đa nang không? Bạn nên tới các phòng khám, siêu âm sản phụ khoa. Buồng trứng đa nang không chỉ là nguyên nhân gây mụn mà nó còn là nguyên nhân khiến bạn khó mang bầu hơn, chất lượng buồng trứng cũng bị giảm sút. Vậy mụn trứng cá trong tình huống này cũng được coi là một dấu hiệu để chúng ta nhận biết và đi khám sớm để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Xem thêm: Mụn NỘI TIẾT – NÓNG GAN – DẤU HIỆU nhận biết – Phòng tránh đơn giản vì điều này – Dr Hieu
Nhận biết mụn trứng cá nội tiết?
Trong bài viết trước bác sĩ Hiếu có nhắc qua với các bạn về cách nhận biết mụn nội tiết. Tuy nhiên, trong bài viết này bác sĩ Hiếu sẽ hướng dẫn các bạn cách nhận biết chi tiết hơn. Các vị trí chúng ta thường gặp mụn nội tiết. Với vùng đầu mặt cổ mụn trứng cá nội tiết hay xuất hiện ở quanh miệng, vùng mắt và vùng cằm. Đây là vị trí rất hay xuất hiện mụn trứng cá do nội tiết. Vị trí thứ 2 đó là ở vùng ngực. Vị trí số 3 là ở lưng. Nếu chúng ta bị đồng thời cả 3 vị trí này thì chúng ta nghĩ nhiều tới nguyên nhân do nội tiết. Tuy vậy, nó cũng chit đúng 70%.
Nếu bạn đang là chủ spa hoặc những bạn nữ đang tìm hiểu để tự khám cho mình thì cần kiểm tra ở các vị trí trên để xem mình có bị nhiều vùng hay không. Nhiều bạn nghĩ mình bị mụn nội tiết vì điều trị mãi nó không khỏi. Trên thực tế, điều này không hoàn toàn chính xác. Nếu bạn chỉ bị mụn ở vùng mặt thì là chưa đủ các dấu hiệu lâm sàng để khẳng định và kiểm chứng được.
Với mụn ở vùng cổ và cằm, tính chất mụn thường sẩn cục và viêm. Ở vùng ngực và lưng cũng tương tự chúng ta cần khám, tình chất mụn thường sưng đỏ và khá to và chúng mọc theo chu kỳ kinh nguyệt nhiều hơn. Cách điều trị nó cũng khác hơn so với điều trị mụn ở mặt. Vậy nên nếu muốn điều trị thì bạn nên thăm khám hoặc tìm hiểu thật kỹ để lựa chọn được phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Để tránh lầm tưởng mụn nội tiết, chúng ta cần kiểm tra vùng trán trước hết. Vùng chữ T (bao gồm vùng trán) là vùng tăng tiết dầu rất nhiều. Chúng ta dễ nhầm tưởng các sần nhỏ nổi trên trán là mụn trứng cá nội tiết. Tuy nhiên, kích thước của mụn nội tiết thường là khá lớn và gây sưng, nóng, đỏ, đau. Số lượng dịch tiết mủ bên trong mụn không nhiều như mụn thông thường. Và đặc biệt là loại mụn này hay mọc quanh miệng.
Với các tình trạng da dày sừng chúng ta có thể dùng BHA, AHA để điều trị. Sau mỗi giai đoạn nó sẽ làm mỏng lớp sừng và đạt hiệu quả mong muốn. Bên cạnh đó, bạn nên dùng các sản phẩm retinoid, vitamin gốc acid để giúp làm bình thường hóa các vấn đề về sừng hóa đồng thời khiến da trở nên mịn màng hơn, làm se mụn ẩn và xẹp nhanh hơn.
Với ca mụn trứng cá nội tiết điển hình hơn là mụn mọc rải rác quanh miệng và rõ các triệu chứng sưng đỏ, viêm đau. Tiếp đến là đánh giá về nền da tổng thể. Nếu mụn đã nằm trên một nền da khỏe, da không dày sừng thì nguyên nhân chính là do sinh hoạt, chế độ ăn uống thì chúng ta sẽ điều trị nhanh hơn. Tuy nhiên, với những nền da có nguy cơ để lại sẹo lõm cao thì trong quá trình điều trị chúng ta cũng cần hết sức lưu ý bởi vì trị sẹo tốn thời gian hơn rất nhiều so với xử lý mụn.
Kết luận
Trên đây là Mụn NỘI TIẾT – NÓNG GAN – DẤU HIỆU nhận biết – Phòng tránh đơn giản vì điều này. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích.
Ngoài ra, bác sĩ Hiếu còn có một cộng đồng làm đẹp trên Facebook, bạn tham gia để cùng trao đổi và học hỏi kinh nghiệm làm đẹp nhé.
Bác sĩ Hiếu xin cám ơn! Nếu bạn thấy video clip nào hay, đừng quên chia sẻ bài viết này để mọi người có thể biết đến bác sĩ Hiếu nhiều hơn cũng như giúp mọi người có thêm một kênh tổng hợp thông tin về da liễu. Cám ơn các bạn đã đọc!
Thông tin liên hệ
- Bác sĩ Hiếu
- Inbox: m.me/drhieu.aesthetic
- Hotline: 0849.86.8282
- Youtube: bacsihieu.vn/youtube
- Group cộng đồng chăm sóc da khoa học: https://www.facebook.com/groups/congdong.chamsocda.khoahoc
Xem thêm: DƯỠNG ẨM cho DA DẦU, MỤN? – Quy tắc khi kết hợp DƯỠNG ẨM với RETINOIDS | Dr Hiếu