Có rất nhiều các bạn vẫn đang nặn mụn. Tuy nhiên nếu không biết chăm sóc da sau nặn mụn đúng cách, các vấn đề thường gặp phải sau khi nặn mụn là thâm mụn, mụn mủ nặng hơn, lên mụn mới nhiều hơn, hình thành sẹo lõm. Điều đáng lo lắng nhất là sẹo và vết thâm có thể tồn tại vĩnh viễn. Vậy sau nặn mụn cần phải làm gì để tổn thương mụn nhanh liền hơn? Các bạn hãy chú ý theo dõi phần đầu tiên trong chuỗi hướng dẫn các sản phẩm sau nặn mụn của Bác sỹ Hiếu.
Các bạn cần nắm rõ được các mục tiêu mình cần làm bởi nếu các bạn không nắm rõ được mục tiêu của mình là gì thì các bạn sẽ mua rất nhiều sản phẩm dẫn đến lãng phí tiền bạc, tốn kém thời gian mà lại không hiệu quả như mong muốn.
Sau đây BS Hiếu sẽ chia sẻ cho các bạn 5 vấn đề bạn cần phải hiểu trước khi lựa chọn các sản phẩm sau khi nặn mụn.
“Nên” hay “không nên” nặn mụn?
Những khi bị mụn, lời khuyên mà chúng ta thường gặp nhất là không nên tác động lên nốt mụn như sờ, bóp hay nặn.Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với những nốt mụn còn “non trẻ” thôi. Còn đối với những nốt mụn đã “chín” và trồi vượt lên bề mặt, bạn cần nặn chúng để lấy hết nhân mụn tồn đọng trong da. Vì nếu để nhân mụn chín quá sâu trên da, thì e rằng nốt mụn của bạn sẽ càng lâu khỏi hơn đấy.
Thế nhưng, việc nặn mụn không hẳn đơn giản như bạn nghĩ hay thường thực hiện bấy lâu nay đâu. Chúng đều có quy trình riêng biệt, để đảm bảo an toàn và không gây hậu quả nghiêm trọng sau khi nặn mụn. Nếu không tình trạng viêm nhiễm dạng rộng trên da, phát tán vi khuẩn và làm mụn mọc lan ra nhiều nơi hơn là có thể xảy ra.
Chính vì vậy, để sở hữu làn da khỏe đẹp sạch mụn mà vẫn đảm bảo an toàn, không gây viêm nhiễm.
Điều số 1: Ức chế phản ứng viêm
Phản ứng viêm luôn là một vấn đề mà các bạn lo lắng và đau đầu nhất đối với mỗi một người làm bác sĩ hay làm spa. Bởi vì viêm là cội nguồn của các vấn đề lớn. Sau viêm chúng ta gặp phải thâm, sẹo, thâm đỏ, mụn bội nhiễm, mụn mủ nhiều hơn. Các bạn phải luôn nhớ rằng, trên da của chúng ta luôn có 4 loại ký sinh: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm. Khi 4 loại ký sinh này chung sống hòa bình với nhau ở một số lượng đủ thấp và hệ miễn dịch của da chúng ta có thể ức chế, khắc chế sự phát triển của nó thì da của bạn sẽ là một mức da bình thường và không có các dấu hiệu về viêm.
Vậy để có thể hiểu biết thêm về các sản phẩm bôi sau mụn, các bạn hãy tiếp tục theo dõi BS Hiếu để có thể lựa chọn được 4 loại sản phẩm bôi sau mụn một cách hiệu quả, tương ứng với 4 nhóm viêm: nhóm viêm do vi khuẩn, nhóm viêm do virus, nhóm viêm do nấm và nhóm viêm do ký sinh trùng.
Điều số 2: Giảm sưng đỏ khi nặn mụn
Nếu các bạn đã xử lý được ổ viêm tốt, tổn thương viêm nhanh phục hồi thì sưng đỏ là vấn đề lớn thứ hai mà các bạn cần quan tâm. Nặn mụn xong có nhiều bạn cơ địa sẽ bị sưng, hoặc là mỗi khi các bạn làm các biện pháp xâm lấn như là lăn kim, phi kim hay bị ngã,… thì cơ địa sẽ sưng nhiều hơn. Vì vậy, giảm sưng, giảm đỏ là những điều quan trọng cần làm ngay sau nặn mụn.
Có rất nhiều các phản ứng có thể giúp giảm sưng, ví dụ như điện vi lạnh hay dùng các nhiệt độ thấp hoặc dùng các sản phẩm đặc trưng như alpha choay, efferalgan, các nhóm dược phẩm corticoid. Nhưng các bạn cần nhớ, mỗi một loại sưng chúng ta lại có các sản phẩm điều trị khác nhau nên sau các nhóm sản phẩm điều trị sưng ở điều số 1 thì thứ hai các bạn cần phải quan tâm các nhóm sản phẩm giảm sưng.
Điều số 3: Giảm phù nề khi nặn mụn
Phù nề là trạng thái nặng hơn của sưng bởi vì phù nề là trạng thái gia tăng thể tích của một vùng nào đó sau tổn thương. Nếu sưng thì chúng ta chỉ bị tại một điểm nhưng phù nề thì bị cả một mảng lớn và có thể lan ra cả các vùng xung quanh kể cả các vùng lành, không bị tổn thương. Để tránh trường hợp này xảy ra, trước khi nặn mụn, chúng ta cũng cần phải biết mụn nào nên nặn và mụn nào không nên nặn.
– Mụn nên nặn: Những loại mụn nhẹ, kích thước tương đối bé, cồi mụn đã khô, nhân mụn đầu đen hoặc đầu trắng, đã trồi lên thấy rõ trên bề mặt da. Trong những trường hợp này, việc nặn mụn xảy ra tương đối dễ dàng và an toàn, không gây đau đớn gì cả.
– Mụn không nên nặn:
+ Đối với mụn bị viêm, sưng tấy, đỏ đau, và mưng mủ. Những mụn này đã làm tổn thương sâu ở tế bào da, chứa đầy vi khuẩn nếu bạn càng cố gắng nặn chỉ làm vết thương càng thêm tồi tệ mà thôi.
+ Đối với mụn ẩn: là những mụn ẩn dưới da không thể thấy bằng mắt thường, chỉ quan sát được khi soi chiếu bằng đèn. Không nặn những nốt mụn này bởi sẽ làm bạn đau và tổn thương vùng da bị mụn nghiêm trọng, gây mủ
Còn nếu bạn đã bị ở giai đoạn nặng hơn này, các bạn có thể lựa chọn các sản phẩm như alpha choay hay dùng các chất làm dịu da như Allantoin hoặc điện di lạnh.
Điều số 4: Phục hồi da sau nặn mụn
Sau khi các bạn đã biết làm như thế nào để khu trú và ức chế phản ứng viêm, làm như thế nào để giảm sưng đỏ, làm thế nào để giảm phù nề thì phần quan trọng tiếp theo chính là phục hồi da sau mụn. Vì khi chúng ta bị viêm, sưng đỏ hay phù nề tức là chúng ta bị thương và sau những vết thương hở đó, ta rất cần giai đoạn phục hồi. Đối với giai đoạn phục hồi, da vẫn còn rất yếu nên ta cần lưu ý lựa chọn các sản phẩm fresh tức là nó phải phù hợp, nhẹ nhàng, dịu nhẹ với da và không gây breakout đối với da.
Các bạn cần tránh các sản phẩm gốc axit ví dụ như vitamin C nồng độ cao hay các dưỡng ẩm có chứa AHA bởi những sản phẩm này sau nặn mụn nó có thể là nguyên nhân gây ra kích ứng da và đặc biệt sau khi nặn mụn cần tránh những loại sản phẩm như thuốc bôi mụn BPO hay Retinoid. Các sản phẩm này không nên dùng sau khi nặn mụn bởi nếu bị kích ứng mà ta dùng nó thì còn có thể bị nặng hơn. Do đó, các sản phẩm phục hồi nó có thể là các loại dưỡng ẩm, có thể dạng gel hoặc là lotion.
Điều số 5: Bảo vệ da
Bảo vệ da là bước cuối sau khi bạn đã lựa chọn được sản phẩm phục hồi. Nếu các bạn nặn mụn hoặc skin care vào buổi sáng thì tất nhiên sẽ phải dùng kem chống nắng. Những lời khuyên dành cho các bạn là nên hạn chế ra ngoài và lựa chọn các biện pháp nặn mụn hay có xâm lấn vào buổi chiều thì tốt hơn.
Tại sao lại như vậy? Bởi nếu nặn mụn vào buổi sáng thì kem chống nắng là không thể thiếu để có thể bảo vệ da tránh khỏi các tia UV chiếu vào các vết thương hở, nhưng nếu các bạn skincare vào buổi chiều hoặc chiều tối thì có thể bỏ qua bước kem chống nắng. Nếu dùng chống nắng có khả năng chống trôi nước thì cần phải dùng tẩy trang và khi đó da mình lại phải thêm một lần tẩy trang nữa thì da cực kỳ dễ nhạy cảm nên chúng ta hạn chế nặn mụn khi phải dùng kem chống nắng và hãy sử dụng biện pháp xử lý mụn vào buổi tối thì tốt hơn. Nếu nặn mụn vào ban ngày thì phải dùng kem chống nắng, các bạn có dùng kem chống nắng thì nên hạn chế các loại kem có khả năng chống trôi nước và hạn chế các khả năng ra mồ hôi thì tốt hơn.
Nếu bạn thấy bài viết này hay, đừng quên chia sẻ bài viết này để mọi người có thể biết đến bác sĩ Hiếu nhiều hơn. Còn nói các bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin, kiến thức khác, các bạn có thể vào channel youtube của bác sĩ Hiếu nhé.
Thông tin liên hệ
Bác sĩ Hiếu
- Inbox: m.me/drhieu.aesthetic
- Hotline: 0849.86.8282
- Youtube: bacsihieu.vn/youtube
- Group cộng đồng chăm sóc da khoa học: https://www.facebook.com/groups/congdong.chamsocda.khoahoc