mụn trứng cá

Series HƯỚNG DẪN trị mụn tại nhà | Cách Chăm sóc da Mụn | Phần 1: Phân loại MỤN TRỨNG CÁ

Mụn trứng cá là tình trạng nang lông bị viêm và ứ mủ do vi khuẩn P. acnes phát triển quá mức, da tăng tiết bã nhờn, vệ sinh kém, ảnh hưởng của nội tiết tố, căng thẳng kéo dài,… Nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách, các nốt mụn có thể sưng to, viêm đỏ, gây nóng rát, đau nhức và để lại sẹo thâm, sẹo rỗ.

Từ trước đến giờ, mụn luôn là vấn đề nhức nhối đối với những ai quan tâm tới thẩm mỹ. Mụn mọc khiến bạn cảm thấy tự ti và ngại giao tiếp với mọi người. Bạn sẽ khó tìm được cách chữa trị mụn hiệu quả nếu bạn không chẩn đoán được đó là loại mụn gì. Do đó việc phân loại mụn có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị mụn hiệu quả.

Trong bài viết này, bác sĩ Hiếu sẽ hướng dẫn bạn cách phân loại mụn trứng cá từ đó lên được phác đồ điều trị hiệu quả. 

Series HƯỚNG DẪN trị mụn tại nhà | Cách Chăm sóc da Mụn | Phần 1: Phân loại MỤN TRỨNG CÁ

Mụn trứng cá – Mụn ẩn (Non inflammatory acne) 

mụn trứng cá - mụn ẩn
Mụn trứng cá – Mụn ẩn (Non inflammatory acne) 

Mụn ẩn hay còn gọi là mụn không viêm. Đây là loại mụn khá phổ biến và hầu như ai cũng dễ mắc phải. Chắc các bạn không quá xa lạ với dạng mụn ẩn. Các bạn hay gọi nó với cái tên là mụn đầu trắng, mụn đầu đen. Đây cũng là 2 loại chính của mụn ẩn. Hãy cùng xem chúng có điểm khác biệt nhau như thế nào nhé. 

Mụn đầu trắng

Theo sự tiến triển của mụn, mụn trứng cá nằm bên trong cổ nang lông mà không nhô được đầu ra được gọi là mụn đầu trắng. Bên trên mụn đầu trắng có một lớp màng mỏng và khi nặn mụn, các bạn cần trích nhẹ đầu mụn ra thì mới nặn ra được. 

Đây cũng chính là loại mụn dễ bị viêm nhất. Bởi vì nếu trích nặn mà không lấy hết nhân ra thì nó sẽ tạo điều kiện để hình thành ổ viêm. Đó cũng là sai lầm thường gặp khi các bạn tự nặn mụn tại nhà. 

Mụn đầu đen

Đặc điểm của loại mụn này là nó nhô hẳn ra khỏi cái kén và nhô đầu mụn ra bên ngoài. Khi đầu mụn nhô ra bên ngoài, nó sẽ bị oxy hóa và làm chuyển đầu mụn sang đầu đen. Đó cũng là nguyên do người ta gọi nó là mụn đầu đen. 

Mụn đầu đen thường xuất hiện ở đầu mũi, hai má, vùng trán (vùng chữ T là chính). Khác với mụn đầu trắng, mụn đầu đen ít có nguy cơ bị viêm nhưng tỷ lệ tái phát lại rất cao. Bạn có thể xem thêm cách điều trị mụn đầu đen trong các bài viết tiếp theo. 

Xem thêm: Phác đồ [ Trị mụn 500K ] – Hướng dẫn TRỊ MỤN hiệu quả tại nhà từ Bác sĩ da liễu

Mụn trứng cá – Mụn viêm (inflammatory acne) 

mụn trứng cá viêm
Mụn trứng cá – Mụn viêm (inflammatory acne)

Mụn viêm là dạng mụn trứng cá thể nặng sau khi bị mụn đầu đen hay mụn trắng nhưng không được xử lý đúng cách dẫn tới tình trạng nhiễm trùng. Mụn viêm được chia làm 3 loại: sẩn mủ (pustule acne); mụn bọc (papules acne) và mụn mạch lươn (conglobata).

Sẩn mủ 

Là loại mụn có kích thước nhỏ như hình cây kim. Mụn này thường xuất hiện sau khi các bạn ngủ dậy. Loại mụn này tổn thương nông nên nguy cơ để lại sẹo thấp. Thường tái phát nếu chúng ta nặn mụn không đúng cách. Nhiều bạn cả mặt bị mụn viêm nhưng tổn thương nông thì tiên lượng điều trị cũng khá đơn giản. Có những bạn chỉ cần 1-2 tuần làn da đã có thể sạch mụn và phục hồi lại. 

Cách nhận biết da đang bị sẩn mủ: kích thước mụn dưới 5mm; gây tổn thương nông tức là khi nặn nhẹ chân mủ là có thể làm hết rễ.

Mụn bọc (papules acne)

Mụn bọc có kích thước to hơn mụn viêm. 

Cách nhận biết: kích thước >1cm, có độ sâu hơn 0,5mm gây tổn thương qua lớp màng đáy. Mụn viêm gây tỷ lệ để lại sẹo và thâm khá cao. 

Vậy mụn bọc được điều trị như thế nào? Đây là một loại mụn điều trị khó bởi vì kích thước mụn lớn, tổn thương mủ bên trong có thể lan tỏa xung quanh và tạo thêm mụn mới. Theo báo cáo của Mỹ, số lượng tổn thương do mụn bọc gây ra lớn hơn 5 tổn thương thì là mụn nặng.

Mụn mạch lươn (conglobata)

Khi có nhiều tổn thương của dạng mụn bọc xếp cạnh nhau thì chúng sẽ thông hốc với nhau và hình thành mụn mạch lươn. Mụn mạch lươn rất to và xấu khiến người ta cảm thấy mặc cảm. 

Mụn mạch lươn to bằng 2 ngón tay với chiều dài từ 5-7cm, chiều rộng khoảng 1cm. Cách điều trị thông thường với loại mụn này không đem lại hiệu quả vì nang viêm quá lớn và cần có biện pháp can thiệp. Với sẹo mụn mạch lươn để lại, nếu biết cách điều trị thì tỉ lệ để lại sẹo nó cũng sẽ giảm đi rất nhiều. 

Mụn do ký sinh trùng/Demodex-acne

Mụn trứng cá do ký sinh trùng

Có nhiều chị em vẫn chưa biết đến loài ký sinh trùng nhỏ bé này hoặc có nghe qua tên khi bạn bè xung quanh mình mắc phải nhưng lại chưa thực sự hiểu rõ về Demodex. Vậy demodex là gì? và tại sao nhiều chị em lại cảm thấy kinh hoàng với chứng viêm da demodex đến vậy?

Đây là loại mụn rất khó chữa trị vì  nó kháng trị với cả đường uống lẫn đường bôi. Mụn này do vi khuẩn Demodex gây ra. Con demodex có rất nhiều chân tua ra và bám dính sâu trong cổ nang lông. Chúng sinh sống trên mặt bạn, ăn và ị ra đó. Chính chất dịch nhầy chúng thải ra tạo thành ổ nang viêm. 

Đặc tính của loại mụn này là sẩn kích thước lớn, nhưng số lượng nhân mụn lại ít, gây ngứa vào ban đêm và vị trí xuất hiện thường ở vùng cằm. 

Phác đồ điều trị cho loại mụn này khác hoàn toàn so với những mụn ở trên. Sau khi chữa trị thì hầu như không để lại sẹo nhưng khả năng tái phát rất cao. Do đó, với loại mụn này người bệnh cần điều trị triệt để và skincare cẩn thận.

Mụn do Corticoid (corticoid acne)

mụn trứng cá - Mụn do Corticoid (corticoid acne)
Mụn do Corticoid (corticoid acne)

Đây là dạng mụn khó và rất dễ gây chẩn đoán nhầm. Bác sĩ Hiếu sẽ có một bài viết riêng về loại mụn này và cách điều trị bạn đón đọc nhé. 

Tình trạng da nhiễm corticoid là tình trạng da bị tổn thương, mài mòn, viêm nhiễm mãn tính do tích tụ chất độc corticoid trong một thời gian dài và qua con đường bôi trực tiếp lên da. Dấu hiệu nhận biết là tuổi mụn tương đồng nhau và trên nền da đỏ có giãn mạch và những trường hợp nặng hơn có thể có rậm lông. 

Mụn trứng cá đỏ (Rosacea)

Mụn trứng cá đỏ (Rosacea)
Mụn trứng cá đỏ (Rosacea)

Loại mụn này thường gặp ở khu vực châu Âu nhiều hơn khu vực châu Á. 

Dấu hiệu điển hình là nền da màu đỏ và tổn thương mụn đỏ, tái lại nhiều lần gây khó khăn trong việc điều trị. Mụn trứng cá đỏ này có tỷ lệ bị xơ hóa cao. Nhiều trường hợp da nhạy cảm cũng bị chẩn đoán nhầm với mụn trứng cá đỏ. 

Mặc dù chúng ta biết rằng bệnh lý Rosacea có sự rối loạn các đơn vị nang lông tuyến bã mạn tính. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh thật sự vẫn chưa được làm sáng tỏ. Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh được đề ra như:

  • Do môi trường 
  • Thực phẩm
  • Thuốc
  • Di truyền, chủng tộc
Môi trường tác động tới mụn trứng cá
Môi trường tác động tới mụn trứng cá

Mụn trứng cá đỏ thường xuất hiện tại các vị trí như trán, mũi, má, cằm. 

Vì loại mụn này dễ bị chẩn đoán nhầm với các triệu trứng dị ứng da, da nhạy cảm nên nếu nghi ngờ đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ Hiếu để được tư vấn cụ thể nhé. 

Xem thêm: Mụn mủ: Trị tại nhà 100% hiệu quả – P1: Chuẩn bị dụng cụ

Tổng kết

Trên đây là các loại mụn phổ biến mọi người thường mắc phải. Hi vọng thông tin này hữu ích với bạn đọc.

Bác sĩ Hiếu xin cám ơn! Nếu bạn thấy video clip nào hay, đừng quên chia sẻ bài viết này để mọi người có thể biết đến bác sĩ Hiếu nhiều hơn cũng như giúp mọi người có thêm một kênh tổng hợp thông tin về da liễu. Cám ơn các bạn đã đọc!

Thông tin liên hệ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *