SẸO LỒI CÓ PHẢI LỒI| Phân loại và nguyên tắc điều trị Sẹo | Bác sĩ Hiếu

SẸO LỒI LÀ GÌ?

Sẹo là kết quả của một nhóm mô sợi được hình thành để thay thế cho vùng da bị tổn thương. Tất cả các tổ chức, cơ quan bị thương sẽ trải qua quá trình liền vết thương và đây được gọi là quá trình phục hồi. Kết quả tự nhiên của quá trình này là sinh ra sẹo. Thời gian phục hồi của cơ thể chia ra làm 3 giai đoạn: phản ứng viêm, tăng sinh và giai đoạn tái tạo tổ chức. Thường thì mất từ 3-6 tháng để đi hết được quá trình này. Nếu có bất kì một rối loạn nào  sẽ ảnh hưởng đến quá trình liền sẹo và loại sẹo.

Phân loại sẹo lồi ( Hypertrophic scar)

Tùy theo mức độ, vị trí tổn thương mà chia ra làm: sẹo bình thường và sẹo không bình thường. Tổ chức sẹo được coi là bình thường nếu hình thể, cấu trúc, đặc tính như bằng phẳng ngang bề mặt da lành xung quanh, màu trắng hồng, hơi bóng, không co kéo vùng da xung quanh. Sẹo không có những dấu hiệu trên là sẹo không bình thường. Những loại sẹo này tính thẩm mỹ kém, ảnh hưởng đến chức năng vùng da bị sẹo. Vì thế người ta thường quan tâm và tìm cách loại bỏ chúng hơn.

Đặc tính của sẹo lồi

Sẹo lồi thường gồ lên cao khỏi bề mặt da, màu hồng hoặc đỏ tía, bề mặt nhẵn, cứng chắc, hình dáng không đều. Nó là do sự tổng hợp không kiểm soát và lắng đọng các sợi collagen ở vết thương. Và có thể phát sinh ngay sau khi bị chấn thương, hoặc phát triển nhiều tháng sau đó. Sẹo khó chịu, ngứa, đau nhức, co kéo,có thể lớn hơn nhiều so với vết thương ban đầu. 

ĐẶC ĐIỂM CỦA SẸO LỒI.

Sẹo lồi có những đặc điểm nhận biết sau: 

  • Sẹo thường phát triển rộng hơn vết thương ban đầu, lấn vào trung bì da lành xung quanh. Có thể từ vết kim tiêm, mụn trứng cá cũng có thể hình thành và phát triển thành sẹo lồi. 
  • Sẹo lồi thường có vỏ bọc, bề mặt nhẵn và có thể chuyển từ đỏ sang nâu. Nó gây ra cảm giác nhạy cảm hơn, căng tức hoặc ngứa, khó chịu, đôi khi đau khi va chạm. 
  • Sẹo lồi hình thành bởi tăng sinh collagen thái quá trong quá trình liền sẹo nên nó không thể tự nhỏ đi theo thời gian.
  • Khối sẹo có thể tạm dừng phát triển tuy nhiên không có dấu hiệu thu hẹp theo thời gian.
  • Đây là dấu hiệu của tổn thương da đã khỏi. Tuy nhiên gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, tâm lý và sinh hoạt. Sẹo lồi có thể có ở nhiều vùng trên cơ thể song nếu nó phát triển vùng vị trí vận động thì rất dễ phì đại. 
  • Cơ thể người từ 10-30 tuổi có tốc độ phát triển cơ thể mạnh nên có tỷ lệ sẹo lồi cao nhất. Liên quan đến hình thành sẹo lồi là do mức độ căng cơ và căng da cao hơn.
  • Mặc dù chưa có bằng chứng xác thực cho thấy sự khác nhau giữa nam và nữ đối với sẹo lồi. Tuy nhiên thực tế thì nó gặp nhiều hơn ở nữ giới. 
  • Nhiều người cho rằng: sẹo nhô lên da là sẹo lồi. Điều này là chưa chính xác và gây khó khăn trong khi tìm giải pháp điều trị. 

PHÂN BIỆT SẸO LỒI VÀ SẸO QUÁ PHÁT

  • Sẹo quá phát có tiến triển và tiên lượng tốt hơn rất nhiều so với sẹo lồi. 
  • Ở giai đoạn đầu thường sẽ khó nhận biết giữa hai loại sẹo này. 
  • Có thể phân biệt sẹo quá phát  dựa vào một số đặc điểm sau: 
  • Sẹo phì đại thường chỉ phát triển trong một thời gian nhất định và không vượt quá vết thương đầu.
  • Có xu hướng giảm theo thời gian. Trung bình quá trình mất từ 12-18 tháng.
  • Gặp ở bất cứ vùng nào trên da, bất kỳ giai đoạn nào. Và không liên quan tới cơ địa, di truyền hoặc giới tính.
  • Nếu phẫu thuật đúng cách thường ít tái phát và kết quả khả quan về hơn về mặt thẩm mỹ.

NGUYÊN NHÂN CỦA SẸO LỒI

Có nhiều nguyên nhân để lại sẹo lồi và một trong những nguyên nhân điển hình có thể kể đến là: 

  • Vết thương đã bị lẫn các dị vật trong quá trình tổn thương như tóc, bụi…
  • Yếu tố cơ địa cũng góp phần quan trọng gây nên sẹo lồi. Có những người bị sẹo lồi là do di truyền. Đối với trường hợp này cần hết sức cẩn thận khi bị thương kể cả vết thương rất nhỏ. 
  • Có nhiều người khi da bị tổn thương đã tự xử lý vết thương tuy nhiên việc xử lý không đúng sẽ làm tăng nguy cơ bị sẹo lồi. Điều đầu tiên khi bị thương là: rửa thật sạch vết thương, tránh nhiễm trùng và loại bỏ hoàn toàn dị vật trên da
  • Chế độ ăn uống không hợp lí cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tổn thương. Khi vết thương đã gần phục hồi mà ăn đồ nếp, rau muống thịt bò… nguy cơ cao sẽ để lại sẹo lồi. 

BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA SẸO LỒI

1. Vệ sinh vết thương thường xuyên

  • Vết thương không được vệ sinh tốt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ra viêm nhiễm. Đặc biệt tăng nguy cơ hình thành sẹo trên da. Do vậy tuyệt đối phải có thói quan vệ sinh vết thương hàng ngày.
  • Đối với vết thương nhỏ nên dùng nước muối loãng rửa sạch. Còn vết thương lớn chú  ý sử dụng thuốc sát trùng rồi băng lại bằng gạt y tế.

2. Ăn uống đúng cách

  • Theo dân gian để phòng tránh sẹo lồi nên kiêng các loại đồ ăn như trứng, đồ tanh, đồ nếp, rau muống…
  • Theo y học những vết thương cần được bổ sung protein và chất kẽm trong thực đơn.

3. Tránh nắng cho vết thương

  • Ánh nắng mặt trời có tác động xấu tới da của bạn. Đặc biệt khi da đang tổn thương sẽ trở nên yếu và nhạy cảm hơn. Vậy nên trong thời kì nên chống nắng cho vết thương thật kĩ. Việc chống nắng vừa giúp da không bị tổn thương nhiều hơn vừa ngăn ngừa sẹo lồi, sẹo thâm. 

4. Bổ sung vitamin trong trị sẹo lồi

  • Vitamin E được biết đến với công dụng hiệu quả cho làn da sẹo. Có thể sử dụng vitamin E bôi lên vết thương khi đã khô và bắt đầu lên da non. Vitamin E giúp vết thương mềm hơn, không khô và giúp da mau lành hơn.

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SẸO LỒI HIỆN NAY

Tiêm corticosteroid nội tổn thương

  • Đây là phương pháp ưu tiên của các bác sĩ trong điều trị sẹo lồi hay sẹo phình đại. Nó làm giảm tổng hợp collagen và glycosaminoglycan, ức chế tăng sinh tế bào sợi. 
  • Khi sử dụng tiêm corticosteroid nội tổn thương bác sỹ thường dùng triamcinolone acetonide để tiêm trực tiếp. Phương pháp này có thể đạt hiệu quả từ 50-100%, tỷ lệ tái phát từ 9-50% trong 5 năm.
  • Để phát huy một cách tốt nhất công dụng của phương pháp này thường sẽ kết hợp với liệu pháp làm lạnh. Tức là dùng lidocaine kết hợp để giảm đau.
  • Bệnh nhân thông thường sẽ phải tiêm từ 2-3 mũi, mất khoảng 15 phút, không cần gây mê. Mỗi lần tiêm cách nhau 1 tháng tuy nhiên quá trình trị liệu có thể kéo dài liên tục trong 6 tháng hoặc lâu hơn. 

Sử dụng thuốc Verapamil

  • Đây là loại thuốc thuộc nhóm hệ tim mạch và tạo máu, phân nhóm đối kháng canxi. Chúng giảm sản sinh collagen và có sẽ thay thế cho tiêm corticosteroid.
  • Phương pháp này khi kết hợp với miếng dán silicone giảm tỷ lệ tái phát đến 90% sau 18 tháng. 

Tiêm Fluorouracil trực tiếp

  • Được dùng tiêm trực tiếp vào sẹo lồi với liều dùng 50mg/ml, 2-3 lần/tuần – Tùy thuộc mỗi loại sẹo và thể tích sẹo :
  • Tìm hiều thêm về Sẹo Lồi: Inbox: m.me/drHieu.Aesthetic
  • Fanpage chính thức của BS Hiếu
  • Fluorouracil ngăn chặn sự phát triển quá mức của các mô tế bào hình thành sẹo lồi.

Trị sẹo lồi bằng Bleomycin

  • Bleomycin ức chế TGF- β và lysyl oxidase sẽ giảm tổng hợp collagen nhằm giảm kích thước sẹo lồi. Tuy nhiên có thể xuất hiện những tác dụng phụ như tăng sắc tố da, teo da. 
  • Liều dùng chuẩn theo quy định là 0,1ml trong 2-6 buổi. Tối đa không quá 6ml/lần tiêm, tối đa 4ml/lần và cách nhau khoảng 1 tháng.

Phẫu thuật lạnh

  • Là phương pháp sử dụng Nito lỏng làm lạnh vùng bị sẹo. 
  • Sau 1 tuần, sẹo lồi sẽ xuất hiện tình trạng hoại tử và khô lại. Từ 2-8 tuần lớp sẹo hoại tử bong da và bắt đầu tái tạo. 
  • Đây là phương pháp an toàn trong điều trị sẹo lồi. Tuy nhiên nó có thể gây đau khi kết thúc liệu trình hay giảm sắc tố da.

Phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi bằng xạ trị bổ trợ

  • Theo nghiên cứu tại NCBI cho thấy sử dụng bức xạ bên ngoài giúp xóa sẹo hiệu quả hơn.
  •  Phương pháp này chống chỉ định đối với phụ nữ có thai, trẻ dưới 12 tuổi hoặc ở vị trí không chiếu xạ được.

Trị sẹo lồi laser xung nhuộm

  • Với bước sóng 585nm cho thấy hiệu quả cải thiện  từ 57-83%. Phương pháp này đặc biệt hơn các loại laser dùng trong trị liệu khác 
  • Đối với sẹo có màu đỏ hoặc đỏ sẫm khoảng 6 tháng sẽ nhạt màu, giảm ngứa và phẳng hơn. 
  • Hiệu quả của phương pháp này vẫn còn gây tranh cãi, tuy nhiên, kết quả các nghiên cứu khác đều cho thấy sẹo lồi được cải thiện đáng kể. Nhược điểm của phương pháp này là chi phí tốn kém và chỉ được thực hiện bởi các chuyên gia da liễu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *