Bật mí cách xử trí sẹo đơn giản hiệu quả

Bật mí cách xử trí sẹo đơn giản hiệu quả

Bạn thấy rằng sau mỗi lần tai nạn, ngã xe, bỏng bô, mèo cào, chó cắn, gấu cắn, lại để lại tổn thương sẹo. Có những tổn thương thì lồi, có những vùng lõm, có những vùng tăng sắc tố, có những vùng giảm sắc tố. Tại sao sau khi mổ đẻ, sau những vùng tổn thương thì đều xuất hiện sẹo lồi to? Bạn nghĩ rằng có thể sử dụng phương pháp tự nhiên như dùng nghệ tươi, dùng chanh, mật ong thì có thể phục hồi vết sẹo đó? Bạn nghĩ rằng ra hiệu thuốc và mua những sản phẩm rất đắt tiền như Silicon gel hay Contractubex có thể phục hồi loại sẹo đó?. Nhưng sau khi bôi xong, đâu lại vào đấy, sẹo vẫn hoàn sẹo, sẹo lồi vẫn cứ lồi, vùng mình nghĩ lõm thì nó vẫn cứ lõm, sẹo vẫn cứ thâm và giảm sắc tố như bình thường. Vậy tại sao lại như thế? Làm thế nào có thể điều trị đơn giản, hiệu quả cho những vùng sẹo đó. Các bạn cùng tìm hiểu qua video ngày hôm nay với bác sĩ Hiếu.

Bật mí cách xử trí sẹo đơn giản hiệu quả

Xin chào các bạn, tôi là bác sĩ Lương Trung Hiếu – tốt nghiệp đại học Y Hà Nội. Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu với các bạn quá trình hình thành sẹo và cách xử trí.

1- Quá trình hình thành sẹo

1.1 Những nhân tố hình thành

Sẹo là sự phục hồi của cơ thể sau mỗi một tổn thương, xâm lấn như nặn mụn, ngã xe, tổn thương gây hủy hoại mô và sự hình thành sẹo này nó sẽ khác nhau ở mỗi người, mỗi cơ địa, mỗi giới và mỗi chủng tộc. 

Nhiều yếu tố hình thành sẹo

Thứ hai là ảnh hưởng bởi môi trường. Môi trường ô nhiễm, môi trường trong lành thì sẹo cũng có sự hình thành khác nhau. 

Thứ ba là chăm sóc sai cách. Khi các bạn chăm sóc không đúng thì tổn thương sẹo phục hồi không hề đẹp. Một sai lầm thường gặp đó là vết thương được bong gạc kĩ, sau khi mở ra thì bên trong có rất nhiều mủ.

Cách xử lý sẹo đơn giản tại nhà cùng bác sĩ Hiếu:

1.2 Tổn thương nào dễ để lại sẹo?

Thứ nhất là những tổn thương xuyên qua màng đáy. Sau khi xuyên qua màng đấy thì quá trình phục hồi collagen sẽ xảy ra. 

Thứ hai là những tổn thương viêm loét diện rộng kéo dài. 

Viêm da diện rộng dễ để lại sẹo

Thứ ba là tổn thương sau khi phẫu thuật lớn, vùng mô bị cắt rời hoàn toàn thì nó sẽ dễ thành sẹo. 

2- Phân loại sẹo

2.1 Sẹo lồi

Sẹo lồi là tổn thương sẹo sau khi phục hồi, nó gồ lên trên bề mặt da và cảm giác lồi lên. Sẹo lồi có 2 dạng chính là sẹo lồi (Keloid scar) và sẹo quá phát (hypertrophic scar). Sẹo quá phát điều trị sẽ dễ hơn sẹo lồi. 

sẹo lồi

2.2 Sẹo tăng sắc tố và giảm sắc tố.

Các bạn thấy khi nhỏ, ông bà bố mẹ thường dùng nghệ để bôi vào các vùng da bị ngã. Và bạn nghĩ rằng sau khi khỏi, các vùng da đó không bị rối loạn sắc tố. Nhưng tuy nhiên, nếu bạn có thể xem các vùng da bị ngã được bôi nghệ hồi nhỏ, các bạn sẽ thấy vùng da đó bị thâm, đặc biệt là khi bị bỏng bô, vùng da đó giống như miếng thịt cháy. Với các loại sẹo giảm sắc tố là những loại sẹo sau khi khỏi xong vùng da bị bợt đi. Sẹo này thường gặp ở những bạn có type da 4-5-6. Làm thế nào để phân loại được type da đó, các bạn có thể xem link mô tả bên dưới hoặc các video bên trên.

sẹo tăng sắc tố

3- Làm thế nào phòng tránh?

3.1 Nguyên tắc số 1: Vô khuẩn

Vô khuẩn là làm sạch, xử trí khu trú ổ viêm một cách nhanh chóng. Vì sau khi vô khuẩn, những tổn thương viêm được phục hồi nhanh hơn. Các vùng mô, vùng da hạn chế được tổn thương, từ đó cơ thể sẽ phục hồi và cung cấp dinh dưỡng cho vùng sẹo đó giúp chúng phục hồi dễ dàng hơn. Do đó, phản ứng viêm và vô khuẩn là một trong những nguyên tắc hàng đầu khi xử lý sẹo.

Vậy có những nguyên tắc nào để vô khuẩn các ổ viêm? Thứ nhất là thay băng, thay gạc hàng ngày sau mỗi tổn thương. Khi bạn ngã, vùng da đó bị loét hoặc chảy nước, chảy dịch và sau khi lau xong cảm giác rất xót, đau nên các bạn không dám sát khuẩn mạnh. Vậy sau khi không làm sạch thì vùng đó dễ dàng bị viêm nhiễm. Thứ hai là nhiều bạn băng vết thương quá chặt giúp kích thích vi khuẩn hoạt động. Sau khi mở băng ra rất nhiều mủ bên trong. Nguyên tắc quan trọng nhất của việc chăm sóc sẹo là hãy để sẹo được thông thoáng. Dùng miếng gạc mỏng đắp bên trên chứ không buộc quá chặt. Sau khi ra đường, có thể dùng băng kín hơn, dày hơn băng bó lại. 

3.2 Nguyên tắc số 2: Dưỡng ẩm

Dưỡng ẩm là cách bạn cung cấp độ ẩm, dinh dưỡng cho vùng da bị thương, liền sẹo nhanh hơn. Dưỡng ẩm có nhiều loại như hút ẩm, dạng gel, dạng cream, dạng khoáng ẩm. Mỗi tổn thương sẽ có cách dùng các loại dưỡng ẩm khác nhau. Khi bạn không dùng dưỡng ẩm, da không được cấp chất dinh dưỡng, sự phục hồi sẽ kém đi. Với những vùng sẹo nguy cơ lõm, sẽ lõm nhiều hơn. Vậy làm thế nào để lựa chọn được dưỡng ẩm phù hợp? Có 1 tip như sau: nếu tổn thương ướt, các bạn nên dùng loại cấp ẩm dạng nước vì nếu dùng cream, cream sẽ hòa loãng với dịch trên ổ viêm và làm cho cream trôi mất, không hấp thu được. Đối với tổn thương khô nên dùng dạng khóa ẩm như cream, hoặc dạng oil thì sẽ phục hồi nhanh hơn.

Sử dụng dưỡng ẩm

3.3 Nguyên tắc 3: Tránh nắng

Hạn chế tối đa nguy cơ tia UV chiếu thẳng vào trong vùng mô tổn thương. Tại sao như thế? Vì khi ánh nắng chiếu vào da tổn thương, vùng da đó bị rối loạn và tăng sắc tố, đặc biệt các bạn có type da 4,5 – type da dễ tổn thương sắc tố, sẽ bị thâm rất nhanh. 

Thứ hai, ánh nắng có khả năng xuyên lớp trung bì, phá hủy lớp collagen. Từ đó, làm vùng da sẹo tổn thương sâu hơn và quá trình phục hồi lâu hơn, dễ bị sẹo xấu. Bạn thấy rằng da mặt bị chiếu sáng nhiều nhất, nên thường lõm hơn vùng da mình. Lưu ý: đối với vùng da body, tổn thương đang ướt thì bạn nên dùng băng gạc, phương pháp chống nắng vật lý dễ được ưu tiên hơn. Đối với vùng da mặt thì nên dùng kem chống nắng. Vì vùng da mặt da yếu hơn, đáp ứng môi trường thấp hơn. Vùng da mặt hay tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hơn, do đó dùng kem chống nắng ngay khi bắt đầu điều trị mụn sẽ làm vùng thâm được trị dễ dàng hơn. 

Tránh nắng khỏi vết sẹo

Xem thêm: [LASER và ứng dụng] Công nghệ LASER có thể làm được gì? – Ứng dụng của LASER thẩm mỹ

3.4 Nguyên tắc số 4: dùng đúng giai đoạn.

Dùng đúng giai đoạn là dùng phù hợp với từng giai đoạn tiến triển sẹo. Sẹo sẽ có giai đoạn tiến triển từ tổn thương ướt sang tổn thương khô và tổn thương liền. Mỗi giai đoạn này sẽ có cách dùng khác nhau. Đối với dạng tổn thương ướt thì mình dùng sản phẩm nước, hoặc dạng bột để hấp thụ nước và phục hồi nhanh hơn. Đối với dạng tổn thương đã khô miệng thì nên dùng cream để cấp ẩm và khóa ẩm nhanh hơn. Đối với tổn thương đã liền sẹo thì cần dùng các loại kem trị sẹo theo từng giai đoạn khác nhau. 

4- Lí do Contractubex tác dụng khác nhau lên mỗi người?

Contractubex là loại thuốc được bán rất nhiều tại các cửa hàng thuốc để giúp trị sẹo. Trong contractubex có các thành phần quan trọng nhất: tinh chất hành tây, glycerol và có alantoin. Vậy thì tại sao người ta dùng sản phẩm này nhiều? Vì sản phẩm này được quảng cáo là hỗ trợ xử lý sẹo, hỗ trợ giảm hình thành sẹo. Trường hợp nên sử dụng contractubex? Hãy đọc các bài tiếp theo của bác sĩ Hiếu nhé!

Để biết hơn các bạn hãy comment bên dưới video này hoặc inbox bác sĩ Hiếu để được giải đáp các thắc mắc. Bác sĩ Hiếu xin cám ơn! Nếu bạn thấy bài viết này hay, đừng quên chia sẻ bài viết này để mọi người có thể biết đến bác sĩ Hiếu nhiều hơn cũng như giúp mọi người có thêm một kênh tổng hợp thông tin về da liễu. Còn nói các bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin, kiến thức khác, các bạn có thể vào channel youtube của bác sĩ Hiếu nhé. Trong đó, bác sĩ Hiếu đã chia sẻ rất nhiều kiến thức bổ ích tới các bạn đó.

Có thể bạn quan tâm: Yếu tố chữa khỏi sẹo lõm, sẹo rỗ. Bạn có biết?

5. Thông tin liên hệ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *