Chỉ số KEM CHỐNG NẮNG

Chỉ số KEM CHỐNG NẮNG – 99% Chỉ số PA, SPF bạn đã hiểu SAI

Kem chống nắng là sản phẩm không thể thiếu trong những ngày hè nắng nóng. Bôi kem chống nắng chính là phương pháp hữu hiệu để bảo vệ da. Nếu không hiểu và không nắm được cách sử dụng các chỉ số kem chống nắng thì không thể thành công.  Liệu cách bôi như thế nào là chính xác và làm thế nào để chọn lựa đúng chỉ số để bảo vệ làn da mình một cách hoàn hảo vào mùa hè này.

Chỉ số KEM CHỐNG NẮNG
Chỉ số trên kem chống nắng

Cùng Bác sĩ Hiếu tìm hiểu trong bài viết này.

>>> Bác sĩ Hiếu hướng dẫn trên youtube

SPF là chỉ số gì của kem chống nắng?

Bôi kem chống nắng theo cách truyền thống là lấy một lượng ra tay xong vỗ lên mặt, đợi 15 phút rồi mới ra ngoài. Tương tự như khi trời mưa, bạn có cái áo mưa mặc xong 15-30 phút sau mới được ra ngoài trời mưa, không khác gì là bôi xong mà phải đợi giờ. Kem chống nắng có một chỉ số quan trọng đó là SPF.

SPF trên kem chống nắng là gì?
SPF là gì?

SPF có nghĩa là Sun Protect Factor. Có rất nhiều bạn hiểu 1 SPF là 10 phút,  có nghĩa khi chỉ số SPF 50 tức là 500 phút. Khi bạn bôi kem chống nắng có chỉ số SPF 50 tức là nó chỉ bảo vệ da trong vòng 500p. Điều này là đúng hay sai?

Bạn thể hiểu đơn giản rằng, thời tiết có hôm trời nắng, trời mưa, làn da cũng có những hôm da khỏe, da yếu. Giữa hai người khi cùng sử dụng kem chống nắng cùng một thời điểm, cùng lượng như nhau nhưng sức khỏe và khả năng chống chọi môi trường lại là khác nhau. Với 1SPF được hiểu bằng 10 phút là hoàn toàn sai bởi trong các tài liệu của tất cả các hãng mỹ phẩm trên thế giới đều nói rằng, SPF tức là các chỉ số, yếu tố bảo vệ da khỏi kem chống nắng gấp bao nhiêu lần so với việc bạn không dùng. 

SPF phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, có thể kể đến như:  Lượng kem chống nắng bôi lên dày hay mỏng, lượng kem dày sẽ bảo vệ tốt hơn lượng kem mỏng và phải đủ lượng,  phụ thuộc vào nền da của bạn là da khỏe hay da yếu, do môi trường có nắng nhiều hay nắng ít. Vì vậy,  SPF là khả năng bảo vệ da gấp bao nhiêu lần so với việc không sử dụng. Không phải SPF càng cao là càng hiệu quả

Với SPF bằng 15 có nghĩa là bảo vệ da khoảng 93%, SPF 32 bảo vệ da đến 95% và SPF 50 thì bảo vệ da từ 97-98%. Có nghĩa là SPF trên 50 thì không còn hơn nhiều so với bình thường nữa, do đó bạn có thể không cần lo lắng nữa khi trên thị trường có những sản phẩm có SPF lên đến 100.

Các mức độ của SPF trên kem chống nắng
Các mức độ của SPF

Hơn nữa, SPF chỉ bảo vệ được tia UVB, mà tia này chỉ chiếm từ 2-3%. Vì vậy, đối với những người làm việc văn phòng chỉ cần SPF 15-30. Cần ra ngoài thì nên chọn SPF 50 cùng với những lựa chọn khác đi kèm.

Chỉ số PA của kem chống nắng?

Chỉ số SPF và PA là hai chỉ số quan trọng cho biết được khả năng chống lại tia UV. Khi lựa chọn một loại kem chống nắng nên quan tâm tới 2 chỉ số này.

PA(protection grade of UVA) là chỉ số đo lường khả năng bảo vệ cơ thể tránh tia UVA của kem chống nắng do Hiệp Hội Mỹ Phẩm Nhật Bản công bố. Tia UVA là tia có mức sóng dài vì vậy nó sẽ ảnh hưởng sâu đến lớp trung bì gây lão hóa da. 

Chỉ số PA trên kem chống nắng
Chỉ số PA

Cách đọc hiểu ý nghĩa chỉ số PA trên kem chống nắng: Thông thường trên bao bì kem chống nắng chỉ số PA được thể hiện kém theo các dấu “+” gồm PA++, Pa+++ và PA++++, được hiểu như sau:

  • PA++ bảo vệ da đến 40%
  • PA+++ bảo vệ da 60%
  • PA++++ bảo vệ 80%

Do đó nếu sử dụng kem chống nắng có chỉ số cao khi ra ngoài bạn vẫn cần phải dùng những biện pháp che chắn khác để bảo vệ làn da như mũ, khẩu trang,…

Hơn nữa, có rất nhiều bạn sử dụng kem chống nắng nhưng bôi sai cách, khi bạn bôi sai cách thì dùng bao nhiêu cũng sẽ không đạt yêu cầu. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, nếu bạn bôi kem chống nắng bằng 1/2 so với lượng khuyến cáo tiêu chuẩn thì khả năng bảo vệ da bằng 1/8, tức là giảm đi 8 lần. Có nghĩa là nếu bạn bôi mỏng thì sẽ không có ý nghĩa gì trên da hết.

Tia UVA và UVB khác gì nhau?

Tia UVA, còn được gọi là tia sáng có bước sóng dài, chiếm khoảng 95% lượng tia UV chiếu vào da. Mặc dù cả UVA và UVB đều có hại cho da, nhưng tia UVA là mối đe dọa nhiều hơn vì phần lớn trong số chúng chạm tới mặt đất. Loại tia này xuất hiện suốt cả ngày, quanh năm, không kể khi trời mây hay trời nắng. Nếu bạn thấy ánh sáng ban ngày vào bất cứ lúc nào, tia UVA có mặt lúc đó. Ánh sáng UVA có bước sóng từ 320 nm đến 400nm. Có hai loại tia UVA: UVA1 và UVA2. Ánh sáng UVA1 nằm trong phạm vi 340 FPV400nm. Ánh sáng UVA2 nằm trong phạm vi 320 Pha340nm.

 Tia UVA và UVB chống nắng khác gì nhau
Tia UVA và UVB khác gì nhau

Ánh sáng UVB có bước sóng từ 290nm đến 320 nm, phạm vi nhỏ hơn nhiều so với ánh sáng UVA. Mặc dù không xuyên qua da như tia UVA, nhưng tia UVB rất mạnh: Nó liên quan trực tiếp đến hiện tượng cháy nắng và những thay đổi có thể nhìn thấy khác trên bề mặt da, bao gồm cả sự đổi màu. Bức xạ UVB cũng đóng một vai trò trong bệnh ung thư da. Cũng giống như ánh sáng UVA, ánh sáng UVB cũng có mặt quanh năm, nhưng UVB phổ biến hơn ở vùng khí hậu có nắng hơn ở vùng khí hậu ít ánh nắng. Ánh sáng UVB (và ánh sáng UVA) được phản chiếu từ cát, nước và tuyết (80% tia UVB phản chiếu từ tuyết).

Khả năng gây hại của UVB phụ thuộc vào độ cao. Càng ở vị trí càng cao khả năng gây hại cũng cao hơn, đó là lý do tại sao người trượt tuyết và người leo núi cần kem chống nắng. Điều tương tự cũng đúng với ánh sáng UVA, với sự khác biệt là cường độ UVB cao hơn khi nó ở mức mạnh nhất.

Các optional trong lựa chọn kem chống nắng đúng cách cho mỗi loại da.

Bạn đã biết đọc các chỉ số PA và SPF rồi thì cần phải lựa chọn và tìm hiểu xem loại kem chống nắng này có hợp với da mình hay không? Mỗi loại sẽ có thiết kế phù hợp cho từng loại da: 

Các dạng kem chống nắng
Các dạng kem chống nắng
  • Option về các dạng da: Điều này thể hiện trên nhãn có ghi For Oily skin, for dry skin, for combination skin. Đây là những option cho da dầu, da khô và da hỗn hợp và bạn dựa theo loại da của mình để  lựa chọn option phù hợp. 
  • Option về sản phẩm: oil free, sebum .., 
  • Nếu gặp các vấn đề về mụn, về viêm, về dị ứng nhạy cảm thì lựa chọn option về độ nhạy cảm: trên nhãn có ghi for Sensitive skin…
  • Một vài option khác như: for acne prone skin (dành cho da mụn), non – comedogenic cosmetics (không cho da mụn, nhân)
  • Các bạn có da dị ứng có thể tham khảo một số nhãn, nó hạn chế các nguy cơ dị ứng hay kích ứng trên mỹ phẩm.

Dạng bào chế kem chống nắng và những option cho người đi biển

Mùa hè đến rồi, chẳng có ai là không thích đi biển, được khoe hình, khoe thân dáng của mình khi được mặc những bộ bikini vô cùng hấp dẫn hay các bạn nam có phong cách body nam tính. Nhưng không ai là lại không dùng kem chống nắng ra biển cả, nếu không sử dụng thì làn da của bạn sẽ bị tối màu thậm chí là bị cháy nắng.

Kem chống nắng cho người đi biển
Kem chống nắng cho người đi biển

Khi lựa chọn kem chống nắng ra biển, bạn chú ý có 2 dòng như sau: một là water resistant (chống trôi nước) hoặc là very water resistant (rất chống trôi nước). Các option này có nghĩa là bảo vệ da từ 40-80 phút khi mà có điều kiện nước, bạn hay làm các công việc đi ra ngoài nắng, shipper hay đi biển và mồ hôi nhiều nên lựa chọn option này để hạn chế việc kcn bị rửa trôi. Vì nếu kem chống nắng mà bị rửa trôi nó sẽ để lại rất nhiều hậu quả cho da.

Dạng bào chế kem chống nắng gồm có dạng cream, lotion, milk, serum sẽ có kết cấu từ dạng đặc cho đến lỏng hơn. Mỗi dạng sẽ có ưu nhược điểm khác nhau. Dạng lỏng hơn thưởng sẽ thoáng hơn phù hợp hơn với những bạn có làn da nhạy cảm để chống bít tắc trên da. Dạng cream phù hợp cho các bạn da khô. Tuy nhiên có rất nhiều dạng cream mà có thể dùng được cho da dầu đặc biệt là da dầu thiếu ẩm.

Bạn đang có thắc mắc trong quá trình dưỡng da, liên hệ với Bác sĩ Hiếu để được nhận tư vấn nhiệt tình nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Bác sĩ Hiếu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *