lăn kim, phi kim

Phi kim- lăn kim- tưởng chừng như bạn đã hiểu. Nhưng không phải vậy

Lăn kim là gì? Phi kim là gì? Tại sao lăn kim, phi kim lại được ứng dụng trong việc trị mụn, trị nám tàn nhang, trị sẹo. Tác dụng phụ cùng tai biến khi sử dụng hai phương pháp này là gì? Bạn còn đang phân vân không biết có nên thực hiện lăn kim, phi kim không? Hãy cùng tìm hiểu với bác sĩ Hiếu trong bài viết ngày dưới đây nhé.

1. Lăn kim, phi kim là gì?

Những năm 2016, 2017, 2018 là thời điểm của trào lưu lăn kim, phi kim. Nhà nhà lăn kim, người người lăn kim và ai lăn kim sẽ được cho là hợp xu hướng và hợp trend thời bấy giờ. Và khi nhắc đến làm đẹp ai cũng nghĩ ngay tới lăn kim. Tuy nhiên, sau một thời gian dài có rất nhiều tai biến như: tăng sắc tố da, da bị đỏ, giãn mạch và có nhiều làn da không phục hồi được sau khi lăn kim sai kỹ thuật dẫn đến rất nhiều tai biến.
Nên hiện nay, khi nhắc đến lăn kim và phi kim chắc hẳn có nhiều các chị em lo lắng và luôn tìm cách tránh né các phương pháp này. Trên thực tế thì tất cả các thủ thuật sinh ra đều có những cách sử dụng riêng.
Nếu như các bạn dùng đúng cách thì bác sĩ Hiếu tin chắc rằng bạn có thể có một thủ thuật an toàn và giúp cho mình có một làn da đẹp hơn.

Vậy lăn kim là gì? Lăn kim là phương pháp dùng một con lăn và thông qua các đầu kim ở trên con lăn đó. Từ đó, nó sẽ tạo ra các vết thương hở hoặc tạo ra kinh dẫn để tăng khả năng thẩm thấu vào da.
Còn phi kim gần giống lăn kim nhưng phi kim là công cụ bằng máy.

lăn kim, phi kim là gì

2. Phi Kim, lăn kim có những tác dụng phụ nào không?

Khi lăn kim chúng ta phụ thuộc nhiều vào lực tay và tốc độ di chuyển của tay. Lăn nhanh hay lăn chậm, lực nhẹ hay mạnh, kim sâu hay nông, mật độ kim dày hay mỏng đều tạo ra các kiểu hình khác nhau, các kết quả khác nhau. Nhưng phi kim lại dựa vào chế độ rung. Phi kim sẽ có thiết bị như một cái bút và có một thiết bị dập ở bên trên hay được gọi là rung. Mỗi khi dập, máy sẽ tạo ra một vết thương hở hoặc một kinh dẫn xuống đường da.
Ưu điểm của phi kim là dễ sử dụng, nhưng nhược điểm là dễ gặp tai biến.
Lăn kim thì chúng ta phụ thuộc vào độ sâu kim, mật độ kim.

Nhưng phi kim chúng ta lại phụ thuộc vào kỹ thuật làm, vào cách lựa chọn đầu kim.
Phi kim có rất nhiều loại thiết kế: đầu 12, 36,48,64 là số lượng mũi kim trong mỗi một đầu tuýp phi kim. Và mỗi một mật độ ta lại có những lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên, để các bạn biết chính xác xem là cái đầu kim nào dùng cho vùng nào hay dùng cho những thủ thuật nào thì các bạn có thể liên hệ với bác sĩ Hiếu.
Vì đây sẽ là các kiến thức rất chuyên sâu và chỉ có trong các khóa học thủ thuật của bác sĩ Hiếu thì mới được chia sẻ kỹ hơn về vấn đề này. Các bạn cũng không nên tự ý làm ở nhà vì nó sẽ có nhiều tai biến nhau và bác sĩ Hiếu không mong muốn các bạn gặp nguy hiểm.

3. Bốn lợi ích khi dùng lăn kim và phi kim

Phần một đã giúp bạn hiểu rõ phần nào về phương pháp lăn kim và phi kim. Có lẽ bạn vẫn còn thắc mắc về tác dụng tuyệt vời khi làm hai phương pháp này đúng không? Tham khảo ngay 4 tác dụng tuyệt vời của lăn kim, phi kim dưới đây nhé:

  • Tác dụng số 1: Tạo kênh dẫn đưa sản phẩm đi xuống.
  • Tác dụng số 2: Tăng khả năng thẩm thấu sản phẩm
  • Tác dụng số 3: Tạo tổn thương giả để kích thích tổng hợp collagen và elastin
  • Tác dụng số 4: Tái tạo bề mặt da, bong da.
tác dụng của lăn kim, phi kim
Kết quả trước và sau khi lăn kim

4. Những trường hợp nào nên lăn kim, phi kim

Bên cạnh những tác dụng của phương pháp này, vậy trong trường hợp nào nên sử dụng phương pháp lăn kim, phi kim? Vậy thông qua 4 tác dụng bên trên ta có những chỉ định sau:

  • Chỉ định số 1: Những bạn cần trị sẹo lõm. Đương nhiên sẹo lõm thì có rất nhiều bạn dùng lăn kim, phi kim nhưng không phải ai cũng thành công. Khi điều trị sẹo lõm chúng ta cần phải kích thích và tạo tổn thương thì kim đó chính là cách tạo ra những tổn thương giả.
trị sẹo lõm bằng lăn kim, phi kim
  • Chỉ định số 2: Chính là trong trị nám, tàn nhang hoặc căng bóng da. Dịch huyết tương và máu trào bên trong từ các trung bì đi ra ngoài. Và thay vì tạo một kênh dẫn để sản phẩm đi xuống thì các bạn lăn kim và phi kim sai cách nó sẽ lại làm đẩy hết mọi thứ ra ngoài. Nên có những trường hợp làm xong thì nó có hiệu quả nhưng có trường hợp nó không hiệu quả là vì thế.
trị nám bằng lăn kim, phi kim

5. Những trường hợp nào không nên dùng lăn kim và phi kim?

Vậy thì những trường hợp nào không nên dùng lăn kim và phi kim, bạn còn đang thắc mắc không biết có nên sử dụng phương pháp này không? Tham khảo xem mình có nằm trong một trong 4 trường hợp như dưới đây hay không nhé!

  • Trường hợp số 1: nền da bạn đang có vết thương hở hoặc mụn viêm. Đây là sai lầm gặp nhiều nhất. Đối với những bạn mặt thì rất nhiều mụn viêm và tổn thương hở nhưng chúng ta vẫn đâm đầu vào để lăn kim hay là phi kim thì nó dễ bị lan tỏa ổ viêm, vỡ mủ ở xung quanh. Từ đó sẽ dễ thành sẹo hơn. Vậy khi đang có vết thương hở và vết thương mủ thì bạn nên hạn chế lăn kim xâm lấn và làm lan tỏa ổ viêm.
không nên dùng lăn kim, phi kim
  • Trường hợp số 2: là cơ địa dễ bị sẹo lõm. Cơ địa dễ bị sẹo lõm hay sẹo lồi đều không nên dùng thủ thuật lăn kim, phi kim.
  • Trường hợp số 3: đó chính là cơ địa bị tăng sắc tố. Nếu cơ địa của mình dễ tăng sắc tố thì đương nhiên các bạn dùng thủ thuật này nó sẽ làm cho thâm nhiều hơn.
  • Trường hợp số 4: Không nên dùng trong trường hợp da mỏng và da giãn mạch. Các bạn hãy hình dung nếu như dưới làn da của bạn có quá nhiều các mạch máu, mà chúng ta lại lăn kim. Chính các vết kim này nó sẽ làm tổn thương các mạch máu nhỏ. Từ đó làm giãn mạch càng trầm trọng hơn. Nên nhiều bạn mặt lăn kim xong bị đỏ bừng lên là như vậy. Trên đây là những điều cơ bản bạn cần biết về phương pháp làm đẹp bằng lăn kim và phi kim. Bạn cần tư vấn và tìm hiểu kỹ hơn, hay liên hệ ngay với Bác Sĩ Hiếu qua những cách sau nhé!
giãn mao mạch không nên làm lăn kim, phi kim

Bác sĩ Hiếu

>>> Xem thêm : Sẹo lõm – Sẹo rỗ KHỎI được bao nhiêu % – Phụ thuộc vào các yếu tố mà BẠN KHÔNG hề hay biết

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *