Trong bài viết ngày hôm nay, Bác sĩ Hiếu sẽ hướng dẫn cách phân loại mụn thường gặp và cách nhận biết da nhiễm Corticoid. Và nếu như không lựa chọn được cách giải quyết đúng thì sẽ gây ra những hậu quả không đáng có. Sau việc trị mụn sẽ để lại thâm và sẹo, đây chính là vấn đề đau đầu nhất trong việc trị mụn. Việc trị mụn không khó nhưng đích đến sau trị mụn mới là khó khăn. Bác sĩ Hiếu sẽ hướng dẫn cho các bạn trong bài viết ngày hôm nay.
Nếu như đây là lần đầu tiên các bạn biết đến kênh này, thì xin giới thiệu thêm là bác sĩ có 1 fanpage tên là Bác Sĩ Hiếu và một cộng đồng chăm sóc da khoa học. Các bạn có thể tham gia group đó. Và tự tìm hiểu các bài tham khảo hướng dẫn chăm sóc da khoa học cho chính mình. Cùng đến với bài chia sẻ thôi.
>>> Xem thêm chia sẻ của Bác sĩ Hiếu tại:
Da nhiễm Corticoid là gì?
Corticoid (corticosteroid) là hoạt chất tổng hợp có tác dụng chống viêm, kháng dị ứng và ức chế miễn dịch. Hoạt chất này có tác dụng tương tự hormone cortisol được tuyến thượng thận bài tiết. Các dẫn xuất của Corticoid được ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp, da liễu và các bệnh lý hô hấp. Mặc dù giúp giảm nhanh triệu chứng nhưng hoạt chất này có thể gây ra rủi ro và tác dụng phụ nghiêm trọng nếu lạm dụng quá mức.
Corticoid thường được bổ sung vào thuốc bôi dạng kem hoặc dạng mỡ để điều trị các bệnh da liễu thường gặp như viêm da tiếp xúc, chàm, viêm da cơ địa,… Với khả năng chống viêm và kháng dị ứng mạnh, thuốc có thể giảm ngứa ngáy, phù nề và làm co mao mạch ở lớp trung bì. Ngoài ra với đặc tính ức chế miễn dịch, thuốc bôi chứa corticoid còn giúp giảm viêm do mụn trứng cá và duy trì làn da mịn màng, bóng mượt.
Da nhiễm Corticoid (viêm da Corticoid) là tình trạng tổn thương da do sử dụng sản phẩm chứa Corticoid nồng độ cao trong thời gian dài. Mức độ thương tổn phụ thuộc vào thời gian sử dụng, nồng độ Corticoid và cơ địa của từng người.
Các cấp độ của da nhiễm da nhiễm Corticoid
– Cấp độ 1:
- Bề mặt da hơi đỏ, ngứa ngáy râm ran
- Sờ vào có cảm giác hơi sần sùi và bong tróc nhẹ
– Cấp độ 2:
- Da nổi nhiều mụn nước có kích thước nhỏ
- Mụn nước dễ vỡ gây đau rát, ngứa ngáy và xuất hiện các nốt mụn mủ nếu bị bội nhiễm
- Sau đó, mụn nước khô khiến bề mặt da sần sùi, ngứa ngáy
– Cấp độ 3:
- Cấp độ 3 thường xảy ra ở các trường hợp sử dụng Corticoid nồng độ cao trong thời gian dài (từ 6 tháng trở lên)
- Da luôn trong trạng thái đỏ ửng, nóng ran và dễ ngứa ngáy
- Bề mặt da phù nề do hiện tượng trữ nước
- Có hiện tượng giãn mạch (đặc biệt là ở vùng má và cằm)
- Có thể đi kèm với hiện tượng châm chích và ngứa râm ran
– Cấp độ 4:
- Da đổ dầu nhiều bất thường
- Nổi các nốt mụn sưng to, đỏ và viêm
- Mụn nổi ồ ạt và có thể lan ra toàn bộ khuôn mặt
- Da ngứa ngáy, châm chích và đau rát
– Cấp độ 5:
- Luôn có cảm giác đau nhức và bỏng rát
- Da mỏng, đỏ ửng và giãn mao mạch trên diện rộng
- Bề mặt da khô, bong tróc và ngứa ngáy
- Nổi mụn trứng cá ồ ạt, mụn có kích thước lớn, viêm đỏ và gây đau nhức nhiều
Cách kiểm tra da bị nhiễm Corticoid theo từng vùng da
Biểu hiện của da nhiễm Corticoid có sự khác biệt ở từng cấp độ. Ở những cấp độ nhẹ, thương tổn da thường không đáng kể và có thể thuyên giảm hoàn toàn nếu chăm sóc đúng cách.
Khám da tổng quan mụn và nền da mặt trước khi nặn mụn
Bước đầu tiên trước khi nặn mụn là các bạn cần phải khám da trước, cần khám tổng quát da, lớp dày sừng, nền da xem có mụn ẩn hay các loại mụn nào. Mụn ẩn không quá khó điều trị nhưng nó sẽ làm giảm khả năng hấp thu thành phẩm của thuốc rất nhiều mà mình cần phải lấy ra, hoặc cần phải bôi tích cực Retinoid hoặc BHA để làm bạc và bong lớp sừng trên da ra mới khỏi được. Những mụn ẩn không viêm sẽ trở thành mụn viêm, các mụn viêm sẽ kèm theo những cuồng đỏ – đây là giai đoạn 1 của mụn viêm. Nếu trong giai đoạn này mà can thiệp những biện pháp nặn mụn thì sẽ kéo theo nhiều vi khuẩn phát triển mạnh hơn, sau khi khỏi mụn viêm này sẽ làm lan đến các tổ chức viêm xung quanh và những loại mụn khác.
Những mụn bọc, mụn viêm sẽ điều trị lâu hơn các mụn khác vì nó còn kéo theo nhiều các mụn khác bao quanh do quá trình lan ổ viêm khi không điều trị đúng cách. Khi mụn viêm chuyển sang giai đoạn 3, các mụn này có ít cuồng đỏ xung quanh, mụn đã hóa mủ nhiều hơn thành các dạng cục. Trong quá trình nặn cần phải cân nhắc vì nó sẽ làm lan đi xung quanh.
Nền da có nhiều lông trên mặt, điều này có thể do vấn đề cường estrogen bẩm sinh. Muốn biết rõ các bạn cần phải khám da mặt. Thường sẽ có 3 vị trí khám đó là ria mép, vùng ngực, vùng lưng. Trường hợp thứ hai xảy ra đó là do dùng corticoid hoặc kem trộn khiến cho lông rậm hơn. Nếu cả một vùng da khi gặp vấn đề này có thể là do dùng corticoid
Khám da ở vùng cằm
Vùng cằm thường xuất hiện nhiều mụn đầu đen, tăng sừng hóa vùng cổ, sừng hóa cổ dày hơn bình thường. Cách khám là khi mình căng da lên sẽ thấy rất nhiều mụn đầu đen nổi lên. Trong quá trình chăm sóc da cần lưu ý khi có mụn đang viêm sưng đỏ thì chế độ ăn tránh các đồ ăn cay nóng vì nó sẽ làm tăng chuyển hóa lên, khiến cho ổ viêm trầm trọng hơn.
Da nhiễm Corticoid có nguy hiểm không?
Ở những giai đoạn nhẹ, tình trạng này chỉ gây thương tổn ở lớp thượng bì và có thể thuyên giảm sau khi thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu không kịp thời khắc phục và tiếp tục sử dụng các sản phẩm này, bề mặt và cấu trúc da có thể bị tổn thương nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da.
Bên cạnh đó, lạm dụng Corticoid trong thời gian dài còn khiến hàng rào bảo vệ da bị phá vỡ. Đây là điều kiện thuận lợi để các loại nấm men (Malassezia, Candida,…), ký sinh trùng (Demodex) và vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng da. Ở một số ít trường hợp, Corticoid có thể thẩm thấu vào tuần hoàn máu và gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như làm chậm quá trình phục hồi vết thương, khiến da dễ bầm tím, tăng đường huyết, tăng huyết áp và gây loãng xương.
Vì vậy ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn nên ngưng sử dụng sản phẩm chứa Corticoid và can thiệp các biện pháp điều trị kịp thời. Nếu xử lý sớm, tình trạng này có thể thuyên giảm và làn da được phục hồi hoàn toàn chỉ sau một thời gian ngắn.
Phòng ngừa nhiễm Corticoid bằng cách nào?
Sau khi điều trị da nhiễm Corticoid, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
- Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm trị nám, trị tàn nhang, dưỡng trắng,… trôi nổi trên thị trường. Chỉ dùng sản phẩm của các thương hiệu lớn, minh bạch về công dụng và bảng thành phần.
- Khi sử dụng thuốc bôi chứa Corticoid để điều trị các vấn đề da liễu ở trên mặt, cần dùng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không lạm dụng hoặc tự ý tăng liều lượng của các sản phẩm này.
- Cần phân biệt dị ứng mỹ phẩm với nhiễm Corticoid.
- Người có làn da nhạy cảm và dễ kích ứng nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp.
Da nhiễm Corticoid có thể thuyên giảm nếu kịp thời phát hiện và xử lý đúng cách. Tuy nhiên nếu thương tổn da có mức độ nặng, bạn nên tìm gặp bác sĩ Da liễu để được thăm khám, đánh giá tình trạng da và tư vấn hướng điều trị phù hợp.
Nếu bạn thấy bài viết này hay, đừng quên chia sẻ bài viết này để mọi người có thể biết đến bác sĩ Hiếu nhiều hơn. Còn nói các bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin, kiến thức khác, các bạn có thể vào channel youtube của bác sĩ Hiếu nhé.
Thông tin liên hệ
Bác sĩ Hiếu
- Inbox: m.me/drhieu.aesthetic
- Hotline: 0849.86.8282
- Youtube: bacsihieu.vn/youtube
- Group cộng đồng chăm sóc da khoa học: https://www.facebook.com/groups/congdong.chamsocda.khoahoc