Mùa đông là mùa mà chị em chúng ta có thể điều trị về nám, làm trắng da một cách nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu chúng ta không nắm được điều này, không biết lựa chọn kem chống nắng đúng cách cũng như không biết lựa chọn chỉ số sẽ làm cho chúng ta có những nhận định sai và sai lầm khi sử dụng. Bài viết này sẽ giúp các bạn đọc được các chỉ số PA, SPF là gì? Cách sử dụng kem chống nắng đúng cách? Những sai lầm thường gặp khi chúng ta sử dụng sau mùa đông?
Nếu như đây là lần đầu tiên các bạn biết đến kênh này, thì xin giới thiệu thêm là bác sĩ có 1 fanpage tên là Bác Sĩ Hiếu và một cộng đồng chăm sóc da khoa học. Các bạn có thể tham gia group đó. Và tự tìm hiểu các bài tham khảo hướng dẫn chăm sóc da khoa học cho chính mình. Cùng đến với bài chia sẻ thôi.
>>> Xem thêm chia sẻ của Bác sĩ Hiếu tại:
Chỉ số SPF của kem chống nắng
Chỉ số SPF viết tắt của cụm từ Sun Protection Factor là định mức đo lường khả năng chống lại tia UVB được dùng trong kem chống nắng. Tia UVB là một loại tia cực tím gây tình trạng cháy da và gây ra một số biến đổi trên da. Định mức này được tính theo số giờ và tỷ lệ phần trăm khi sử dụng kem chống nắng trên da.
Chỉ số SPF trong kem chống nắng thấp nhất là 15 và cao nhất là 100. Theo định mức Quốc tế thì 1 SPF có khả năng bảo vệ làn da và hạn chế những tác hại của tia UVB trong khoảng 10 phút.
Trong ánh nắng có 3 tia chính mà mình cần nhớ: UVA, UVB, UVC. SPF chỉ có khả năng chống được tia UVB (tia chiếm 3% trong tổng số các loại tia UV). Tia UVB xuyên rất nông, gây cho chúng ta bị sạm da, rát da nhưng hơn 96% còn lại là UVA, nên kem chống nắng có thêm một chỉ số nữa là UVA.
SPF 50 có nghĩa là bảo vệ gấp 50 lần bình thường. Có nghĩa là với da thường không bôi kem chống nắng thì ra ngoài nắng 1 phút sẽ bị đỏ da, bắt nắng. Nhưng nếu dùng kem chống nắng thì ra ngoài 50 phút thì chúng ta bắt đầu bị bắt nắng, tức là SPF 50 sẽ bảo vệ làn da của chúng ta gấp 50 lần. Nếu như trời có nắng to thì chúng ta cần dùng SPF cao hơn, còn trời nắng thấp thì đương nhiên dùng SPF thấp hơn vì trời nắng to thì khả năng bắt nắng của da sẽ dễ hơn và khi dùng kem chống nắng chúng ta cần bám sát theo cơ địa của da. Những làn da khỏe mạnh thì chỉ số SPF cần dùng cũng có thể thấp hơn vì đây là chỉ số bảo vệ gấp bao nhiêu lần. Nếu da của chúng ta ra nắng sau 5 phút sẽ bị cháy nắng, khi dùng kem chống nắng SPF 50 thì sau khoảng 250 phút ( hơn 4 tiếng) sẽ bị cháy nắng.
Vì vậy, các loại kem chống nắng hiện nay thường chỉ có thể bảo vệ được 4 tiếng thôi. Nếu cơ địa của chúng ta ra nhiều mồ hôi thì khi bôi lên sẽ có thể bị trôi mất, chính vì thế nên nó làm cho da của chúng ta khi hoạt động nhiều ngoài trời như đi bơi có thể có vùng đủ, có vùng thiếu và gây ra hiện tượng loang lổ, là một phần gây ra hiện tượng da đen, sạm khi đã bôi kem chống nắng rồi. Vì vậy sẽ có thêm 1 lợi ích từ kem chống nắng được bổ sung là chống trôi nước.
Đối với mùa đông, mồ hôi của chúng ta ra ít hơn, mặt khác chúng ta không cần dùng SPF 50 nữa mà chỉ cần dùng khoảng 32 (nếu như không đi lại nhiều mà chỉ ngồi trong văn phòng) bởi theo nghiên cứu SPF 30 trở lên bảo vệ được 92% còn SPF 50 bảo vệ được 98% và không có loại kem nào bảo vệ được 100% cả.
Chỉ số PA của kem chống nắng
Chỉ số PA viết tắt của cụm từ Protection Grade of UVA là chỉ số đo lường khả năng bảo vệ cơ thể tránh tia UVA của kem chống nắng do Hiệp Hội Mỹ Phẩm Nhật Bản công bố.
PA được quy đổi từ PFA viết tắt Protection Factor of UVA. PFA được tính dựa trên liều lượng UVA tối thiểu để tạo ra nám da trong vòng 2-4 giờ sau khi phơi nắng. Hiện nay các loại kem chống nắng đều cung cấp chỉ số lọc tia UVA khá lâu trên da, khoảng 4-8h đối với loại PA++, 8-12h với loại PA+++, hay 16h với loại PA++++.
PA có nghĩa là bảo vệ da khỏi tia UVA, là tia chiếm đa số trong các tia tử ngoại. Do đó, UVA là tia gây hại nhiều nhất, và nó có khả năng xuyên sâu hơn trong da làm da dễ dàng bị lão hóa và nám sâu. UVA được chia làm 2 kiểu: ở khu vực châu Mỹ hoặc châu Á thì thì UVA thường được dùng ký tự là PA (PA+ bảo vệ được 20%, tối đa nhất hiện nay trên thị trường là PA++++ là bảo vệ được 80%), đối với các loại kem chống nắng ở khu vực châu Âu thì người ta có hệ thống phân loại khác, người ta có thể ghi UVA và khoanh tròn lại, điều này tương đương với PA++++, vậy nên ta hiểu khoanh tròn có nghĩa là đạt yêu cầu.
Tác động của tia UVA và UVB
Nếu hay sử dụng các sản phẩm chống nắng từ các quốc gia như Anh, Mỹ hay một số quốc gia Châu Âu. Chúng ta sẽ thường không thấy các nhãn hàng cung cấp chỉ số PA. Thay vào đó chúng ta thấy dòng chữ “Broad Spectrum” hoặc “Full Spectrum” có nghĩa là các sản phẩm chống nắng này đã được công nhận có tác dụng hạn chế tác hại của cả hai loại tia UVA và UVB.
Vậy, kem chống nắng tốt nhất hiện nay cũng chỉ bảo vệ được 80% UVA, 97% UVB nên có bôi đủ lượng thì cũng không thể bảo vệ hơn được nhưng chúng ta bôi cũng đã giúp bảo vệ da rất nhiều rồi. Vậy 10% còn lại chúng ta có giải pháp gì để bảo vệ? Chúng ta nên dùng các biện pháp vật lý như dùng khẩu trang che kín, ra ngoài nên dùng áo chống nắng. Đối với mùa đông thì ít nắng hơn, có thể làm da của chị em dễ trắng hơn, tuy nhiên tia UVA còn rất nhiều, nó dễ làm cho chúng ta bị lão hóa da, đây mới là điều chúng ta cần suy nghĩ và lo lắng. Do đó, mùa đông hay mùa hè ta đều phải dùng kem chống nắng, tuy nhiên dựa vào mùa mà ta lựa chọn loại nào có chỉ số phù hợp để sử dụng để không bị gây bít da. Chúng ta có thể dựa vào hoàn cảnh, công việc của mình để lựa chọn loại kem chống nắng nhưng SPF 50 cũng chỉ có thể bảo vệ được tối đa 4 tiếng và cần phải dùng đúng lượng.
Lưu ý sử dụng kem chống nắng khi đi biển
Chỉ số số 3 cần lưu ý là đối với trường hợp sử dụng khi đi biển, chúng ta cần phải chú ý một thông tin nữa khi lựa chọn kem chống nắng là water resistant (chống trôi nước) có nghĩa là có thể bảo vệ được khỏi mồ hôi và nước để mình có thể bôi xong, 10-15 phút sau đi xuống nước, thì sẽ bảo vệ da của các bạn khoảng 40 phút. Nếu trên nhãn ghi very water resistant có nghĩa là rất chống trôi nước, có thể bảo vệ được khoảng 80 phút. Đó là lý do khi các bạn đi mưa thì kem chống nắng sẽ trôi mất sau khoảng 1 tiếng và cần phải bôi lại.
Chọn loại phù hợp với dạng da mặt của mình
Nếu đối với loại da dầu thì chúng ta có thể dùng oil free hoặc non-comedogenic. Với mùa đông, có làm da khô thì chúng ta nên dùng kem chống nắng dạng cream để có thể vừa bảo vệ da, vừa giúp cấp ẩm cho da để da đỡ khô hơn.
Chúng ta nên đọc thêm trên nhãn của các loại kem chống nắng để biết được các sản phẩm đó có chất bảo quản hay không với dòng “no paraben”. Ngoài ra còn có sensitive (cho da nhạy cảm) hay dry touch (kem khô ngay sau khi bôi),…
Nếu bạn thấy bài viết này hay, đừng quên chia sẻ bài viết này để mọi người có thể biết đến bác sĩ Hiếu nhiều hơn. Còn nói các bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin, kiến thức khác, các bạn có thể vào channel youtube của bác sĩ Hiếu nhé.
Thông tin liên hệ
Bác sĩ Hiếu
- Inbox: m.me/drhieu.aesthetic
- Hotline: 0849.86.8282
- Youtube: bacsihieu.vn/youtube
- Group cộng đồng chăm sóc da khoa học: https://www.facebook.com/groups/congdong.chamsocda.khoahoc