Mụn ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngoại hình khiến chúng ta lo lắng và tìm cách chữa trị ngay lập tức. Nặn mụn là một trong những phương pháp phổ biến được lựa chọn. Tuy nhiên, kết quả của việc nặn mụn phụ thuộc rất lớn vào việc lựa chọn các sản phẩm sau nặn mụn.
Sau khi nặn mụn cần làm gì để mụn phục hồi nhanh hơn? Trong bài viết trước, bác sĩ Hiếu đã cùng bạn tìm hiểu 5 nhóm sản phẩm giúp nhân mụn phục hồi nhanh hơn.
- Ức chế phản ứng viêm
- Giảm sưng giảm đỏ
- Sản phẩm phục hồi
- Giảm phù nề
- Bảo vệ da
Trong bài viết hôm nay là nhóm xử lý mụn viêm. Mụn viêm do đâu gây ra? Vậy cần có những lưu ý gì khi xử lý mụn viêm? Xem ngay trong bài viết ngày hôm nay nhé.
Bạn đừng quên theo dõi trang fanpage và group facebook của bác sĩ Hiếu thường xuyên để liên tục cập nhật những thông tin hữu ích khác nhé và cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc da an toàn hơn.
Các yếu tố dẫn đến mụn viêm
Da là cơ quan chiếm diện tích lớn nhất trên cơ thể (khoảng 2 m2), da là môi trường sống của một hệ vi sinh vật phong phú trong đó chủ yếu là vi khuẩn, một số ít vi nấm và có thể có virus. Để có nhiều cách tiếp cận cho mục đích làm sạch da tay, các kiến thức về hệ sinh vật trên da là điều vô cùng cần thiết. Các vùng da khác nhau có mật độ vi khuẩn khác nhau. Ví dụ, mật độ vi khuẩn vùng da đùi là 5×105 cfu/cm2, trong khi phần da đầu là 1×106 cfu/cm2 hoặc 4×104 cfu/cm2 với da bụng và 1×104 cfu/cm2 ở da cẳng tay. Theo ước tính, tổng số vi khuẩn trên da vùng tay của nhân viên y tế vào khoảng 3,9×104 đến 4,4×106 đơn vị.
Mỗi vùng da sẽ có những loài vi khuẩn khác nhau cư ngụ, tùy thuộc vào điều kiện của từng vùng. Thông thường, các loại vi sinh vật trên da sinh trưởng trong 3 môi trường: Khu vực bã nhờn hay da dầu (vùng đầu, cổ và thân), các khu vực ẩm ướt (nếp gấp của khuỷu tay và giữa các ngón chân) và khu vực khô (cánh tay, cẳng chân, đùi,…). Vùng da dầu, ẩm ướt có nhiều vi khuẩn và vùng da khô sẽ có ít vi khuẩn hơn. Những yếu tố làm giảm lượng vi sinh vật trên da gồm: độ pH thấp, axit béo của chất xuất tiết nhầy và lysozym.
Hầu hết các chủng vi khuẩn trên da là vô hại, thậm chí có lợi cho cơ thể. Cụ thể, chúng bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn gây bệnh bằng cách tiết ra các chất ngăn chặn sự sinh trưởng, phát triển của vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó, một số lợi khuẩn khác bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh bằng cách cảnh báo các tế bào miễn dịch và gây ra phản ứng miễn dịch.
Trên da của chúng ta có rất nhiều yếu tố có nguy cơ dẫn đến mụn viêm. Các yếu tố đó là:
- Vi khuẩn.
- Virut
- Nấm
- Ký sinh trùng
Vậy đâu là các sản phẩm tốt để xử trí mụn viêm chúng ta nên sử dụng?
Xem thêm [Nặn mụn] Tiêu chí lựa chọn sản phẩm sau nặn mụn-Phần 2| Dr Hiếu
Xử lý mụn viêm do vi khuẩn sau nặn mụn
Vi khuẩn kị khí – chăm sóc da sau nặn mụn
Cơ thể người chúng ta yêu thích môi trường giàu oxy giúp khả năng trao đổi chất và hô hấp tốt hơn. Vi khuẩn cũng vậy, chúng được chia thành 2 nhóm đó là vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn kị khí.
Vi khuẩn hiếu khí là những con vi khuẩn thích môi trường có nhiều oxy. Trái lại những con vi khuẩn kị khí thì thích môi trường kín đáo và ít khí. Làm thế nào để phân biệt 2 nhóm vi khuẩn này trên da? Những loại vi khuẩn tác động lên bề mặt nông của da và lộ ra bên ngoài thì đó chính là nhóm vi khuẩn hiếu khí. Nhóm vi khuẩn kị khí thì thích chui vào những ngóc ngách ở sâu trong da. Đặc biệt là nằm sâu bên trong cổ nang lông, không có oxy. Vậy với những con vi khuẩn kị khí các bác sĩ thường kê cho bạn các sản phẩm như Benzoyl Peroxide thì mới xử lý chúng được.
Vậy trước khi tiến hành chữa trị, bạn cần phân biệt được nhóm vi khuẩn gây mụn thuộc loại nào hiếu khí hay kị khí. Nếu chúng thuộc nhóm hiếu khí bạn có thể dùng kháng sinh bôi. Với nhóm kỵ khí thì bạn nên dùng các sản phẩm Benzoyl Peroxide.
Vi khuẩn kháng thuốc
Từ nhỏ đến giờ chắc hẳn bạn đã bị ốm rất nhiều lần. Những lần như vậy, bố mẹ sẽ ra ngoài hiệu thuốc và mô tả các tình trạng bệnh với dược sĩ. Từ các triệu chứng được mô tả thì dược sĩ sẽ kê đơn thuốc và gói lại mang về cho bạn uống. Sau khi uống thuốc 1-2 ngày bạn sẽ thấy đỡ bệnh. Mỗi lần như thế, bạn sẽ bỏ luôn việc uống thuốc và quên bẵng đi. Chính điều này làm tăng nguy cơ kháng thuốc. Đặc biệt là các nhóm thuốc liên quan đến xử lý ổ viêm ở da. Hiện nay, có rất nhiều thuốc đã kháng bị kháng như Azithromycin 500.
Cần làm gì để hạn chế nguy cơ mụn viêm sau khi nặn mụn?
Nếu bạn chăm sóc da ở các cơ sở spa, sau khi nặn mụn chúng ta thường có 2 lựa chọn để sát khuẩn. Thứ nhất là sát khuẩn bằng cồn và thứ hai là sát khuẩn bằng Betadine. Nếu bạn dùng cồn thì khi lau lên mặt sẽ vô cùng sót vì đó là các tổn thương hở. Vậy bạn có thể lựa chọn Betadine và pha loãng với tỷ lệ 1:1. Tại sao lại phải pha loãng? Bởi vì nếu các bạn dùng Betadine nguyên chất với đúng nồng độ ở trong sản phẩm bạn bôi lên da sẽ cực kì bết và dính. Đặc biệt là màu vàng của thuốc bám rất chắc trên da. Kể cả có lau đi thì nó cũng không hết được. Ngoài ra, nếu không pha loãng thuốc này thì nó sẽ làm tăng nguy cơ tăng sắc tố sau viêm vì chính màu vàng kể trên. Vậy nên nếu dùng Betadine để sát khuẩn thì bạn lưu ý cần pha loãng với tỷ lệ 1:1 nhé.
Chăm sóc da sau nặn mụn – Thời điểm nào thì nên bôi kháng sinh?
Sau khi nặn mụn xong bạn có thể thực hiện các bước thứ tự như sau:
- Bước số 1: Bôi dưỡng ẩm
- Bước số 2: Bôi kháng sinh
Khi có dưỡng ẩm thì nó cũng tạo thành 1 lớp bảo vệ da. Vậy sau khi nặn mụn xong mà vết mụn chưa khô thì bạn nên dùng dưỡng ẩm dạng gel hoặc lotion. Còn nếu vết mụn nặn xong mà khô mà không bị chảy nhiều dịch thì bạn có thể dùng dưỡng ẩm dạng cream
Trên đây là nhóm xử lý mụn viêm sau khi nặn mụn các bạn cần lưu ý. Những ý chí trong bài viết bao gồm:
- Vi khuẩn trên da bao gồm nhóm hiếu khí và kị khí, ngoài ra còn có nhóm do gram dương, gram âm
- Không phải loại kháng sinh nào bôi xong cũng hiệu quả
- Phải sát khuẩn bằng Betadine sau khi nặn mụn để giúp hạn chế nhiễm khuẩn của tổn thương sau khi nặn mụn gây ra để giảm nguy cơ hình thành thâm và sẹo rỗ.
Bác sĩ Hiếu chúc bạn có làn da đẹp hơn mỗi ngày.
Kết luận
Ngoài ra, bác sĩ Hiếu còn có một cộng đồng làm đẹp trên Facebook, bạn tham gia để cùng trao đổi và học hỏi kinh nghiệm làm đẹp nhé.
Bác sĩ Hiếu xin cám ơn! Nếu bạn thấy video clip nào hay, đừng quên chia sẻ bài viết này để mọi người có thể biết đến bác sĩ Hiếu nhiều hơn cũng như giúp mọi người có thêm một kênh tổng hợp thông tin về da liễu. Cám ơn các bạn đã đọc!
Thông tin liên hệ
- Bác sĩ Hiếu
- Inbox: m.me/drhieu.aesthetic
- Hotline: 0849.86.8282
- Youtube: bacsihieu.vn/youtube
- Group cộng đồng chăm sóc da khoa học: https://www.facebook.com/groups/congdong.chamsocda.khoahoc
Xem thêm: [Học trị mụn cùng Dr Hiếu] Phương pháp và thành quả sau 2 tháng case Mụn hỗn hợp| Dr Hiếu