Mụn nội tiết, mụn trứng cá luôn là nỗi lo hàng đầu không chỉ của riêng chị em phụ nữ mà của cả các đấng mày râu. Mụn mọc tràn lan trên mặt điều trị mãi không khỏi. Điều này không chỉ khiến bạn bị đau nhức mặt mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới diện mạo bên ngoài và sự tự tin.
Vậy tại sao mụn điều trị mãi không khỏi? Một trong những nguyên nhân chính và phổ biến mà bác sĩ Hiếu nhận thấy đó là do các bạn không biết chính xác đó là mụn gì. Vì không biết loại mụn cần điều trị mà bản thân gặp phải dẫn đến tình trạng bạn không tìm ra được phương pháp cũng như loại thuốc điều trị đúng.
Một trong những loại mụn chúng ra rất hay gặp phải đó chính là mụn nội tiết. Vậy mụn nội tiết là gì, làm thế nào để nhận biết chúng và cách điều trị cho phù hợp? Xem ngay trong bài viết dưới đây.
Mụn nội tiết là gì?
Đây là một loại mụn liên quan đến sự thay đổi của các loại hormone trong cơ thể mỗi người, và thường được gọi là mụn trứng cá. Mụn trứng cá có thể xuất hiện ở mọi nhóm tuổi nhưng phổ biến nhất vẫn là trong giai đoạn dậy thì, đặc biệt là ở phụ nữ. Ngoài ra mụn nội tiết cũng thường xuất hiện vào chu kỳ kinh nguyệt hay giai đoạn mãn kinh đối với phụ nữ.
Ước tính trên toàn thế giới có khoảng 50% phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 29 mắc phải tình trạng mụn nội tiết. Có nhiều ý kiến khác nhau về mụn trứng cá nhưng sự mất cân bằng hormone là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng này.
Mụn nội tiết khởi phát khi nào?
Mụn trứng cá thường khởi phát ở tuổi dậy thì. Đối với nam thường từ 14-18 tuổi, ở nữ từ 12-15 tuổi.
Vậy tại sao lại xuất hiện mụn trứng cá? Nguyên nhân dẫn tới mụn trứng cá là vì ở tuổi dậy thì, nội tiết chưa ổn định. Dưới tuổi dậy thì hầu như tuyến bã không hoạt động ở vùng mặt nên da thường khô và dễ nẻ, với trẻ con bị viêm da cơ địa thường bị nẻ. Ở tuổi dậy thì, hormon androgen hoạt động mạnh, tuyến bã hoạt động tăng cường làm da ra nhiều dầu. Chính vì thế tuổi này chúng ta hay bị mụn trứng cá.
Ngoài ra, mụn trứng cá xuất hiện vào giai đoạn tiền mãn kinh hoặc giai đoạn mãn kinh thực chất là một dạng của mụn nội tiết tố. Những người phụ nữ trong độ tuổi từ 40 đến 50 bắt đầu trải qua giai đoạn mãn kinh. Giai đoạn này chứng kiến sự suy giảm một cách tự nhiên các loại hormone sinh sản nữ giới và kết thúc bằng sự biến mất hoàn toàn của chu kỳ kinh nguyệt.
Trong nhiều trường hợp, mụn trứng cá xuất hiện vào giai đoạn mãn kinh của người phụ nữ do sự sụt giảm nồng độ hormone estrogen hoặc do sự gia tăng của hormone loại androgen mà đặc biệt là testosterone. Mụn trứng cá cũng có thể xuất hiện ngay cả khi người phụ nữ đó sử dụng liệu pháp thay thế hormone (HRT) để giảm bớt triệu chứng của giai đoạn mãn kinh. Điều này do HRTs sử dụng một số dòng hormone protein để thay thế estrogen và progesterone mà cơ thể mất đi. Hormone dòng progestin khiến lỗ chân lông giãn rộng, tạo điều kiện cho bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập hình thành lên mụn trứng cá.
Xem thêm: Phân biệt MỤN NỘI TIẾT bằng cách đơn giản này | Dr Hiếu
Mụn nội tiết/mụn trứng cá có khỏi được không?
Mụn trứng cá không điều trị nó cũng có thể tự khỏi được. Tuy nhiên, để nó tự khỏi thì tốn rất nhiều thời gian. Với nam là sau 25 tuổi và với nữ là sau 22 tuổi. Nhưng khi mụn khỏi thì di chứng để lại là thâm, sẹo rất nhiều gây ảnh hưởng lớn tới tính thẩm mỹ và sự tự tin của mỗi người. Nhất là trong việc giao tiếp với mọi người, trong công việc,… do đó, chúng ta cần điều trị mụn trứng cá từ sớm. Điều trị mụn không phải vì nó gây ảnh hưởng tới tính mạng của chúng ta mà nó ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ và sự tự tin, trong sự nghiệp, công danh hay thậm chí là về mặt tình cảm và hạnh phúc gia đình.
Cách nhận biết mụn nội tiết
Với những người có lông mặt rất nhiều và đậm thì cơ địa mụn trứng cá sẽ kiểm soát khó khăn hơn. Về nền da, chúng ta sẽ xem xét 2 vùng chính của khuôn mặt đó là vùng chữ U và vùng chữ T. Vùng chữ T bao gồm trán, mũi và cằm. Đây là những vùng tiết nhiều chất bã hơn những vùng khác và có nhiều dầu. Đây cũng chính là vùng hay bị mụn ẩn nhiều nhất. Các bạn thường đau đầu vì mụn đầu đen ở mũi, một số khác thì bị mụn ở cằm hoặc trán cũng là điều dễ hiểu vì chúng đều nằm ở những vùng nhạy cảm dễ bị mụn mãn tính, mụn ẩn.
Vùng chữ U là vùng ít bị mụn hơn và thường. Vùng chữ U là vùng 2 má. Ở má lại được phân ra thành 2 vùng riêng biệt đó là cánh mũi và gò má. Cánh mũi là phần lai với vùng chữ T thường có nhiều mụn ẩn và lỗ chân lông khá to và nhiều sẹo lõm ở chính cổ nang lông. Nhiều bạn hay lầm tưởng đây là do lỗ chân lông lớn nhưng đa phần chúng là vùng sẹo lõm ở đúng cổ nang lông. Do đó, cách điều trị giống như điều trị sẹo và khá khó để điều trị được vùng này.
Phân độ mụn hay nhẹ được chia theo kích thước mụn to hay nhỏ. Tiếp đó là xét tới tình trạng viêm hay không viêm và cuối cùng là xét tới số lượng mụn. Ví dụ mụn bọc to có kích thước trên 0,5cm và có từ 5 tổn thương mụn trở lên thì được phân độ là nặng. Mụn bọc dù số lượng ít nhưng vẫn nặng hơn mụn ẩn rất nhiều. Bởi vì ổ viêm trong mụn bọc dễ lan tỏa ra xung quanh khiến chúng dễ lên mụn mới. Đó cũng là nguyên do khiến việc điều trị mụn bọc điều trở nên khó khăn hơn nhiều so với mụn ẩn.
Với tình trạng mụn bọc nhiều và tập trung tại 1 vùng trên khuôn mặt, bạn điều trị tốt (thường là bằng kháng sinh) sẽ mất khoảng 2 tháng để tình trạng mụn ổn định.
Để điều trị mụn với nam giới, cần lưu ý một vài điểm. Ở nam giới hay có thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, thức khuya chơi game hay ăn mì tôm. Đây là những thói quen dễ khiến tình trạng mụn trở nên nặng hơn. Do đó, với nam giới cần chú ý nhiều hơn tới các thói quen hàng ngày, chế độ ăn uống.
Trong các bài viết tếp theo, bác sĩ Hiếu sẽ chỉ cho các bạn cách phân loại các loại mụn trứng cá. Tiếp theo đó là cách điều trị, phác đồ, tiên lượng thế nào cho hiệu quả. Các bạn cúng đừng quên like trang Fanpage và tham gia cộng đồng làm đẹp của bác sĩ Hiếu để cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm, bí quyết làm đẹp nhé.
Kết luận
Trên đây là cách nhận biết và phân biệt mụn nội tiết. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích. Đặc biệt, nếu các bạn đang gặp tình trạng mụn thì hãy điều trị sớm nhất có thể chứ đừng để lâu. Bởi vì với tình trạng mụn, càng điều trị từ sớm bạn càng giảm tối đa những biến chứng chúng để lại trên da như sẹo, thâm.
Bác sĩ Hiếu xin cám ơn! Nếu bạn thấy video clip nào hay, đừng quên chia sẻ bài viết này để mọi người có thể biết đến bác sĩ Hiếu nhiều hơn cũng như giúp mọi người có thêm một kênh tổng hợp thông tin về da liễu. Cám ơn các bạn đã đọc!
Thông tin liên hệ
- Bác sĩ Hiếu
- Inbox: m.me/drhieu.aesthetic
- Hotline: 0849.86.8282
- Youtube: bacsihieu.vn/youtube
- Group cộng đồng chăm sóc da khoa học: https://www.facebook.com/groups/congdong.chamsocda.khoahoc
Xem thêm: Chăm sóc da sau NẶN MỤN – LASER CO2 hiệu quả | Sản phẩm vừa RẺ vừa Hiệu quả – Dr Hiếu