Có thực sự cần TONER trong SKINCARE ROUTINES ?

Các bạn nhớ nhé, rửa mặt xong là phải dùng ngay toner để cân bằng pH da, nếu không da sẽ khô, mất ẩm và lão hóa quá nhanh. Có rất nhiều lời tư vấn cho các bạn về việc sử dụng toner hay nước hoa hồng ngay sau khi rửa mặt. Vậy thực sự điều đó có cần thiết hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây của bác sĩ Hiếu nhé!

Có nên sử dụng toner để skincare không
Có nên sử dụng toner để skincare không

Nếu như đây là lần đầu tiên các bạn đến với website của bác sĩ Hiếu thì xin tự giới thiệu tôi là bác sĩ Lương Trung Hiếu, chuyên khoa da liễu thẩm mỹ. Tôi có một fanpage là bác sĩ Hiếu và một cộng đồng chăm sóc da khoa học. Các bạn có thể tham gia group đó. Và tự tìm hiểu các bài tham khảo hướng dẫn chăm sóc da khoa học cho chính mình.

Trong series này, bác sĩ Hiếu sẽ chia sẻ cho các bạn 4 loại toner thường gặp, nên dùng loại toner nào trong từng trường hợp. Trong bài hôm nay, cùng bác sĩ Hiếu tìm hiểu việc tại sao chúng ta phải sử dụng nước hoa hồng (toner) trong quá trình skincare của mình? Nước hoa hồng (toner) là gì? Thành phần chúng ra sao? Chúng ta cần sử dụng chúng như thế nào trong quá trình skincare?

1- Những lầm tưởng thường gặp khi sử dụng toner

Khi rửa mặt xong, độ pH bị thay đổi. Các loại sửa rửa mặt thế hệ cũ có chưa pH kiềm tính. Khi rửa mặt xong sẽ làm mất cân bằng pH của da. Có nghĩa là với những loại sữa rửa mặt làm mất cân bằng của da thì chúng ta mới cần phải cân bằng pH da lại. Đa số ngày nay trên nhãn các sản phẩm đều có dòng Skin Cleanser hoặc pH từ 5,5 – 6. Nghĩa là trên nhãn đã thể hiện rõ ràng là sản phẩm này có độ pH cân bằng, hoặc pH từ 5,5 – 6 tương tự với pH của da. Chính vì như thế, nếu như bắt buộc phải dùng toner sau bước rửa mặt, có nghĩa là sửa rữa mặt bạn dùng có vấn đề. Tuy nhiên, nếu bạn có thói quen sử dụng nước hoa hồng sau khi rửa mặt thì sẽ tối ưu hơn rất nhiều. 

Rửa mặt xong có nên dùng toner không
Rửa mặt xong có nên dùng toner không

2- Thành phần của nước hoa hồng (Toner)

  • Các loại axit: Các loại axit chất tan sẽ làm thay đổi độ pH của sản phẩm cũng như các hoạt tính, hiệu quả của toner trên da. 
  • Cồn – alcohol: Cồn đóng vai trò làm chất sát khuẩn, chất se khít
  • Hoạt chất hút ẩm

3. 4 loại toner thường gặp là những loại nào?

Khi thay đổi nồng độ 3 hoạt chất chia sẻ trên: các loại axit, cồn (alcohol) và hoạt chất hút ẩm sẽ tạo ra 4 loại toner thường gặp như sau:

3.1 Skin bracers – Freshener

Đây là loại toner được cho là dịu nhẹ nhất, ưa dùng cho làn da khô, làn da nhạy cảm. Freshener có nồng độ cồn từ 0 – 10%. Nồng độ cồn thấp giúp cho da không bị quá khô và có cảm giác tươi mát. Skin Freshener có chức năng cung cấp nước, refresh cho da, làm mát da.

Freshener
Loại toner 1 Freshener

3.2 Skin toner

Sản phẩm này thường được nghe trên thị trường. Thành phần của skin toner có nồng độ cồn từ 10 – 20%. Nồng độ cồn cao hơn thì đặc tính bay hơi trên da sẽ nhanh hơn. Khi bôi toner thì da bay hơi rất nhanh. Chính vì thế, trong skin toner sẽ có thêm các hoạt tính như: glisulin, cac hoạt chất hút ẩm để sau khi bôi xong da không bị khô. Skin toner thường chỉ định dùng cho da hỗn hợp, da dầu và da dầu mụn. Tác dụng cơ bản của skin toner:

Loại 2 skin toner
Loại 2 skin toner
  • Giúp làm sạch sâu và loại bỏ bã nhờn mà sữa rửa mặt thông thường không thể làm được.
  • Skin toner còn giúp dưỡng ẩm cho làn da, giúp da hấp thụ tốt dưỡng chất trong các sản phẩm chăm sóc cho làn da.
  • Skin toner còn giúp ngăn ngừa mụn, căn bằng độ pH cho da, giúp se khít lỗ chăn lông
  • Skin toner giúp làm chậm các quá trình tổn thương hay lão hóa từ các tác nhân bên trong, tuổi tác hay những ảnh hưởng từ một số bệnh lý. Bên cạnh đó, skin toner cũng giúp cơ thể loại bỏ những bụi bặm tia xạ, hay hóa chất.

3.3 Acid toner

Đối với các dạng toner có đặc tính là cân bằng pH da thì acid toner là được nhắc đến đầu tiên. Acid toner có thành phần chính là: AHA, BHA. AHA sẽ chứa axit glycolic, axit maleic, axit lactic…..các AHA thường gặp. BHA điển hình và thường gặp nhất là axit Salicylic. Tại sao lại để AHA và BHA trong cùng một loại toner thế này. Bởi bản chất AHA ở nồng độ thấp, dưới 7% có đặc tính là hút ẩm, khi bôi lên da sẽ hút các phân tử nước xung quanh, làm cho da ẩm hơn. AHA nồng độ cao hơn, môi trường của da sang môi trường axit nhẹ, làm hạ độ pH của da. Vậy những bạn skincare ở level 4, level 5 như là sử dụng vitamin C chẳng hạn, thì để vitamin C hoạt động một cách tối ưu thì pH axid cỡ khoảng 3-4.

Loại 3 acid toner
Loại 3 acid toner

Acid toner sẽ tạo môi trường tối ưu cho các sản phẩm có đặc tính cần pH thấp để hoạt động. Loại 1 của axid toner sẽ giàu AHA. Khi đọc thành phần của lọ toner này, các bạn sẽ thấy có 2 thành phần là: glycolic và lactic. Loại thứ 2 của acid toner là BHA. Đặc tính của BHA là thấm sâu hơn AHA, con đường hấp thu vào da sẽ qua cổ nang lông, nghĩa là qua môi trường có nhiều dầu. Vậy BHA trong acid toner sẽ phù hợp với các bạn có làn da dầu, da khỏe, bít tắc và có nhiều mụn.

3.4 Astringents

Astringents chỉ phù hợp với các bạn có làn da siêu dầu, hoặc được sử dụng trong các liệu trình chuyên sâu. Trong thành phần của Astringents có hàm lượng alcohol cao (40-60%), giúp sát khuẩn, kháng khuẩn bề mặt da trước khi làm bất kì liệu trình nào. Ngoài thành phần alcohol, astringents còn có các thành phần hút ẩm như glisulin… giúp cho da không quá khô sau khi hút ẩm xong. Ngoài ra astringents còn giúp se khít cổ nang lông bởi cồn trong toner này sẽ có tác dụng làm sạch sâu, loại bỏ dầu thừa và loại bỏ bít tắc.. Khi bôi lên da thường sẽ gây cảm giác nóng, rát và hơi khó chịu nhẹ, có thể gây kích ứng da. 

Loại 4 Astringents
Loại 4 Astringents

Do có 4 loại toner như vậy, nên mỗi khi các bạn ra store mua bất cứ loại mỹ phẩm nào, hãy lưu ý kiểm tra thành phần, và thấu hiểu xem da mình cần điều gì. Nếu da chỉ cần một loại cấp ẩm sau khi rửa mặt thì freshener là sự lựa chọn phù hợp nhất với các bạn. Thường độ tuổi từ 40 trở lên mới sử dụng freshener (nước cân bằng da) phổ biến. Còn đối với các bạn ở độ tuổi thanh niên thì skin toner và acid toner là hai loại phổ biến hơn. Ngoài ra, còn nếu cần se khít cổ nang lông, kiểm soát dầu thì Astringents là lựa chọn hợp lý hơn cả. 

Trên đây là 4 loại đang có mặt nhiều nhất trên thị trường. Bác sĩ Hiếu hi vọng qua bài chia sẻ này, các bạn sẽ có một lượng kiến thức vừa đủ để skincare và chăm sóc da tốt hơn. Nếu có câu hỏi nào thì đừng quên comment phía bên dưới hoặc inbox trực tiếp tới fanpage của bác sĩ Hiếu để nhận được những lời tư vấn và chia sẻ. 

Bác sĩ Hiếu xin cám ơn! Nếu bạn thấy video clip nào hay, đừng quên chia sẻ bài viết này để mọi người có thể biết đến bác sĩ Hiếu nhiều hơn cũng như giúp mọi người có thêm một kênh tổng hợp thông tin về da liễu. Cám ơn các bạn đã đọc! Chúc các bạn luôn có làn da đẹp.

>>> Xem thêm: Serum là gì?

Thông tin liên hệ

  • Bác sĩ Hiếu
  • Inbox: m.me/drhieu.aesthetic
  • Hotline: 0849.86.8282
  • Youtube: bacsihieu.vn/youtube
  • Group cộng đồng chăm sóc da khoa học: https://www.facebook.com/groups/congdong.chamsocda.khoahoc

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *