Klenzit C - đánh bay MỤN VIÊM- MỤN MỦ

Klenzit C – đánh bay MỤN VIÊM- MỤN MỦ

Hello, lại là bác sĩ Hiếu đây. Hôm trước có một số bạn inbox cho bác sĩ Hiếu đề xuất review Klenzit C. Để nói về Klenzit C thì đây là một siêu phẩm trị mụn viêm được kê đơn nhiều nhất trong ngành trị mụn ngày nay, và cũng là sản phẩm được các chị em rỉ tai nhau để mua. Vậy thì bài chia sẻ hôm nay, bác sĩ Hiếu sẽ đưa ra một số thông tin về Klenzit C: thành phần Klenzit C là gì? Tại sao nên dùng Klenzit C cho những trường hợp trị mụn viêm, mụn mủ? Những chỉ định và tác dụng không mong muốn thế nào? Nếu các bạn không nắm được những điều này, thì khi sử dụng Klenzit C sẽ xảy ra những điều không mong muốn vì sản phẩm này có khá nhiều tác dụng phụ. Chúng ta sẽ bắt đầu nhé!

Klenzit C - đánh bay MỤN VIÊM- MỤN MỦ
Klenzit C – đánh bay MỤN VIÊM- MỤN MỦ

Nếu như đây là lần đầu tiên các bạn đến với website của bác sĩ Hiếu thì xin tự giới thiệu tôi là bác sĩ Lương Trung Hiếu, chuyên khoa da liễu thẩm mỹ. Tôi có một fanpage là bác sĩ Hiếu và một cộng đồng chăm sóc da khoa học. Các bạn có thể tham gia group đó. Và tự tìm hiểu các bài tham khảo hướng dẫn chăm sóc da khoa học cho chính mình.

1- Thành phần của Klenzit C

Klenzit C có 2 thành phần: Klenzit (từ viết tắt của một hãng dược phẩm) và C. Vậy, Klenzit có 2 dòng chính: Klenzit MS và Klenzit C. Nhiều bạn hay nhầm lẫn hai loại sản phẩm này là một. Nhưng hãy lưu ý là đây là hai dòng sản phẩm khác nhau nhé.

Klenzit Ms
Klenzit Ms

Thành phần của Klenzit C có gì? Thứ nhất là Adapalene. Nếu các bạn tìm hiểu kĩ về Retinoid trong điều trị mụn trứng cá thì Adapalene là loại vitamin axit hệ 3 và thuộc nhóm Retinoid (Vitamin A gốc Axit và thế hệ 3). Nếu các bạn tò mò thế hệ 1, 2, 3 khác nhau ở điểm gì thì hãy tìm các video bác sĩ Hiếu đã chia sẻ nhé! Thành phần thứ 2 của Klenzit C là Clindamycin. Clindamycin là loại kháng sinh nhóm Lincosamid. Lí do người ta sử dụng thành phần này trong điều trị mụn trứng cá là bởi vì nó có khả năng ngấm rất tốt vào các biểu mô vùng da. Tức là so với các loại kháng sinh khác, clindamycin thẩm thấu vào da sâu hơn và tốt hơn. Mụn trứng cá, mụn mủ, mụn viêm nằm rất sâu bên dưới da, hoặc nằm sau bên trong cổ nang lông nên dùng clindamycin có thể ngấm sâu vào tận đáy của nang mụn đó, vì vậy làm khu trú ổ viêm và tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, clindamycin có rất nhiều tác dụng phụ. Bác sĩ Hiếu sẽ chia sẻ ở phần tiếp theo của bài nhé!

Klenzit C
Klenzit C

2- Tại sao Klenzit C được dùng nhiều để trị mụn mủ, mụn viêm, mụn bọc?

2.1 Lí do 1: Thành phần trong Adapalene

Adapalene là thành phần là dẫn xuất của vitamin A, axit hệ 3 như phần trên bác sĩ Hiếu có chia sẻ. Đặc tính của axit hệ 3 đó chính là bảo toàn được trước ánh sáng. Nghĩa là nó mạnh hơn và khó bị phân hủy hơn so với thế hệ trước. Bên cạnh những đặc tính của vitamin axit, Adapalene còn có đặc tính ưu việt của riêng nó là giảm viêm và kháng viêm. Trong nghiên cứu lâm sàng, adapalene được đánh giá có khả năng giảm viêm tốt hơn hẳn so với thế hệ trước. Mụn thì có một số nguyên nhân chính: tăng tiết dầu, bít tắc, do vi khuẩn,…. Adapalene sẽ tấn công vào nguyên nhân bị tắc, nghĩa là làm bình thường hóa sừng hóa cổ da, làm da bong một cách đều đặn hơn, khiến đầu mụn se nhanh hơn, làm lớp tế bào sừng trên cùng làn da nó được bong sớm hơn. Từ đó, khiến da sẽ giảm bị tắc và giảm lên mụn. Và khi những nguyên nhân gây mụn bị giảm đi, clindamycin trong Klenzit C sẽ thấm sâu hơn vào bên trong ổ viêm, làm tiêu diệt và khu trú ổ viêm.

2.2 Lí do 2: Thành phần của Clindamycin.

Clindamycin có khả năng ngấm rất tốt vào bên trong da. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là hiện nay, nguy cơ kháng thuốc của Clindamycin đang lên cao hơn rất nhiều. Do đó, nếu clindamycin mà dùng đơn độc, thì hiệu quả không còn cao nữa. Chính vì vậy, với những bạn đã dùng nhiều loại kháng sinh hoặc điều trị nhiều nơi và sử dụng nhiều sản phẩm rồi, thì khi dùng clindamycin sẽ có sự đáp ứng thấp hơn và cần thời gian dài hơn so với các trường hợp khác. 

3- Chỉ định của Klenzit C trong trị mụn là gì?

Thứ nhất là mụn mủ, mụn viêm, mụn bọc. Đương nhiên rồi, Klenzit C có thành phần là kháng sinh. Chính vì thế, chỉ định đầu tay của sản phẩm này là xử lý các trường hợp mụn mủ, mụn bọc và mụn viêm. Còn đối với trường hợp mụn không viêm thì ưu tiên vitamin axit ở dạng đơn độc hoặc các sản phẩm AHA, BHA…

Chống chỉ định của Klenzit C:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: trong thành phần của Klenzit C có adapalene (vitamin axit) không được khuyến cáo và chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú. Mặc dù với đường uống sẽ là chống chỉ định tuyệt đối, còn đường bôi là chống chỉ định tương đối. Với kinh nghiệm của bác sĩ Hiếu, thì trường hợp cho con bú có thể cân nhắc. Tuy nhiên, nếu thực sự muốn an toàn thì hãy đợi sau 6 tháng, khi con ăn dặm và bạn có thời gian hơn, thì hãy dùng vitamin axit cho việc trị mụn. Còn đối với các bạn có bầu thì không nên dùng vitamin axit.
Không khuyến cáo phụ nữ có thai dùng thuốc này
Không khuyến cáo phụ nữ có thai dùng thuốc này
  • Chống chỉ định tuyệt đối với trường hợp bị viêm loét đại tràng. Lưu ý rằng, viêm loét đại tràng khác với viêm loét ở các bộ phận khác. Bởi vì, khi sử dụng clydamycin dễ làm tăng nguy cơ bị viêm, tăng nguy cơ xuất huyết hoặc viêm kết mạc giả tạo ở niêm mạc đại tràng. Chính vì vậy, khi có bệnh về đại tràng, hãy dừng sử dụng Klenzit C và chọn sang loại kháng sinh khác như Erythromycin hay là Doxycycline hoặc azithromycin. 
  • Trường hợp mẫn cảm với thành phần của thuốc: adapalene hoặc clydamycin
  • Làn da mỏng, yếu:

4. Tác dụng phụ của Klenzit C

4.1 Gây ra châm chích và ngứa

Nếu thời gian châm chích và ngứa dưới 15 phút thì hãy coi là bình thường. Còn nếu thời gian ngứa và châm chích trên 15 phút hãy lau, rửa. Sau đó ngày hôm sau mình sẽ bôi lại. 

Klenzit C gây châm chích và ngứa
Klenzit C gây châm chích và ngứa

4.2 Kích ứng và mẩn đỏ

Kích ứng, mẩn đỏ là trường hợp nặng hơn ngứa. Bởi vì khi có kích ứng thì nghĩa là làn da của bạn sẽ yếu hơn. Vậy nên nếu có kích ứng thì các bạn nên dừng lại 3-5 ngày, sau đó bắt đầu bôi trở lại. 

Klenzit C gây mẩn đỏ
Klenzit C gây mẩn đỏ

Lưu ý: cách khắc phục hai tác dụng trên:

  • Bôi lên điểm mụn. Chỉ chấm lên các điểm mụn thôi chứ không bôi lên cả mặt. Vì khi bôi fullface (cả mặt) sẽ dễ làm da bạn bị kích ứng hơn vì thời gian đầu tiên các bạn cần phải làm quen đã. Khâu quan trọng nhất trong việc hướng dẫn sử dụng sản phẩm đó là: tác dụng của sản phẩm không tỉ lệ thuận với số lượng sản phẩm mà bạn bôi. Do đó, hãy chấm điểm lên mụn thôi bạn nhé! Còn nếu trường hợp cả mặt bạn có mụn mủ, mụn viêm thì đương nhiên chúng ta nên bôi cả mặt rồi. Tuy nhiên, nếu da bạn bị kích ứng, mẩn đỏ thì hãy dừng 3-5 ngày. Sau 3 chu kỳ liên tiếp mà vẫn còn mẩn đỏ, thì hãy dừng và chuyển sang các loại sản phẩm khác. Ví dụ chuyển sang hệ khác hoặc các loại kháng sinh khác. 
  • Phối hợp và bổ trợ các sản phẩm khác với Klenzit C: trong điều trị mụn không chỉ là điều trị mụn viêm, khu chứa ổ mụn mà các bạn cần cung cấp cho làn da mình độ ẩm, dưỡng chất và khoáng chất để da khỏe hơn, có khả năng thích nghi được sản phẩm cũng như giảm viêm, nâng thể trạng chung của da. Vậy nên phối hợp Klenzit C với sản phẩm nào? Thứ nhất là dưỡng ẩm. Với da dầu, mụn thì nên dùng dưỡng ẩm dạng serum hoặc dạng gel, cùng lắm là dạng lotion chứ không nên dùng các sản phẩm có chứa dầu. Thứ hai là các sản phẩm làm sạch. Nếu chúng ta chỉ bôi và xử lý mụn viêm tại chỗ mà không ngăn chặn con đường sinh ra mụn viêm, không làm sạch da kĩ thì da không thể điều trị mụn được. Các sản phẩm làm sạch ưu tiên cho da dầu mụn là các sản phẩm làm sạch nhẹ, không làm mất đi khả năng bảo vệ da. Trong nghiên cứu chỉ ra, khi các bạn sử dụng sản phẩm dịu nhẹ, không những đủ làm sạch da mà còn giữ được hàng rào bảo vệ da: độ ẩm, đặc tính, mức độ sinh lý và sức khỏe của làn da thì tự nhiên sẽ ngăn chặn các nguy cơ gây mụn. Lời khuyên từ bác sĩ Hiếu: hãy sử dụng những loại sửa rửa mặt dạng dịu nhẹ. Thứ ba, các sản phẩm trị thâm và làm trắng da. Đối với các bạn có kinh tế hơn, muốn da khỏe và đẹp hơn thì nên kết hợp tri thâm và làm trắng, đặc biệt thời gian sau 2 tuần trị mụn. Thứ tư, các sản phẩm uống bổ trợ. Đối với các bạn hay bị nóng trong, nóng gan, người hay khó chịu thì nên dùng các sản phẩm bổ trợ, sẽ giúp đào thảo độc tố và làm cơ thể mình khỏe hơn. 

Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ Hiếu về Klenzit C

Bác sĩ Hiếu xin cám ơn! Nếu bạn thấy video clip nào hay, đừng quên chia sẻ bài viết này để mọi người có thể biết đến bác sĩ Hiếu nhiều hơn cũng như giúp mọi người có thêm một kênh tổng hợp thông tin về da liễu. Cám ơn các bạn đã đọc! Chúc các bạn luôn có làn da đẹp.

>>>>> Xem thêm: Review tủ mỹ phẩm của bác sĩ Hiếu

Thông tin liên hệ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *