mụn do nhiễm corticoids - dr Hiếu

Mụn do nhiễm corticoids – Tai họa không lường – Các giai đoạn mụn

Những nạn nhân khi sử dụng corticoid rất dễ dẫn đến hiện tượng… nghiện. Lúc đầu, kem bôi thoa ngoài da có corticoid sẽ giúp xóa tan hoàn toàn các khuyết điểm trên da. Như mụn hoàn toàn biến mất, thâm – nám – tàn nhang không còn vương trên da. Da trắng căng bóng như da em bé… trong vài ngày khiến người dùng cảm thấy vô cùng thích thú. Càng dùng càng thích và khiến làn da bị lệ thuộc hoàn toàn và bị nhiễm độc nặng. 

Các loại mụn thường gặp/ Phân loại mụn trứng cá 

1. Sợi bã nhờn.

Không phải là mụn nhưng lại thường bị nhầm lẫn với mụn đầu đen. Sợi bã nhờn thường xuất hiện nhiều ở vùng mũi. Là những ống nhỏ chứa bã nhờn, khi bót ra chúng có dạng sợi mảnh, trắng. Nếu chúng ta không giữ da sạch sẽ, thông thoáng thì dễ dàng bị tắc nghẽn các lỗ chân lông gây ra mụn đầu đen.

2. Mụn ẩn. 

Cái tên của nó thực sự nói lên tất cả, có thế ví nó như một khối bức bí ẩn dưới da. Không nhìn thấy đầu mụn, khiến da hơi gồ ghề và không được mịn màng. Và da không thể tự đào thải mụn ra ngoài. Mụn này thường ở dưới da lâu hơn những mụn khác và chân nó khá sâu. Vì thế nếu tự nặn hoặc nặn không hết sẽ làm tình trạng mụn nặng thêm. Dẫn đến sưng viêm thành mụn u, mụn mủ. Mụn ẩn càng lâu thì sẹo rỗ sau này càng dễ hình thành.

3. Mụn đầu trắng.

Mụn đầu trắng hình thành do da có quá nhiều đầu. Kết hợp với các tế bào chết gây tắc nghẽn lỗ chân lông gây ra mụn. Nhân mụn nằm trong lỗ chân lông, cứng, có màu trắng. Mụn có thể nổi trên da nhưng không sưng, không đâu.

4. Mụn đầu đen.

Nguyên nhân gây ra như mụn đầu trắng, nhưng do nằm ở các lỗ chân lông bị hở miệng. Tiếp xúc với không khí bên ngoài nên bị oxy hóa chuyển thành màu đen. Mụn đầu đen thường xuất hiện nhiều nhất ở mũi. Mụn đầu đen cũng có thể chuyển thành mụn viêm nếu như không điều trị đúng cách.

Xem thêm dermaforte/ Megaduo trị mụn:

5. Mụn đỏ.

Mụn đỏ là loại mụn sưng tấy đỏ và đau. Khó thấy được nhân mụn lên rất khó lấy nhân mụn ra ngoài. Mụn đỏ có khả năng dẫn đến mụn bọc, mụn nang rất cao nếu không được điều trị đúng cách. Vệ sinh da mặt không đúng. Dùng mỹ phẩm kém chất lượng và thói quen cạy nặn mụn cũng là nguyên nhân phổ biến khiến da bị mụn đỏ.

6. Mụn mủ.

Mụn mủ xuất hiện khi lỗ chân lông bị bít tắc và gặp tình trạng viêm. Đặc điểm chính của chúng là có mủ màu trắng hoặc vàng. Với đầu mụn tương đối to và đau khi chạm vào. Nếu nặn ngay khi chúng mới xuất hiện sẽ gây ra tình trạng mụn mọc lại. Viêm hoặc tạo thành sẹo lõm.

7. Mụn bọc.

Là loại mụn viêm khá nặng, sưng to, cứng và đỏ hơn mụn đỏ và mụn mủ. Mụn bọc thường chứa nhiều mủ ở bên trong và gây đau nhức nhiều. Dễ để lại sẹo khi lành mụn do viêm nhiễm ăn sâu dưới tế bào da.

8. Mụn nang.

Loại mụn trứng các có đường kính to gần như mụn mủ, chân sâu, sưng đỏ. Và có nhiều mủ được gọi là mụn dạng nang. Lúc này viêm nhiễm đã xâm nhập sâu dưới tế bào da sẽ để lại sẹo sau khi điều trị. Loại mụn này sẽ gây đau nhức.

Giai đoạn mụn phát triển mụn trứng cá

* Mụn sẽ phát triển theo 5 giai đoạn cơ bản:

Giai đoạn 1: Sừng hóa lỗ chân lông

Chất nhờn bị ứ đọng trong lỗ chân lông. Không thoát ra ngoài khiến bề mặt da trở nên sần sùi. Giai đoạn này khó nhận biết được da chuẩn bị nổi mụn.

Đến Giai đoạn 2: Hình thành mụn

+ Khi lỗ chân lông bị bít hoàn toàn, sẽ hình thành mụn đầu trắng

+ Mụn đầu đen là nhân trứng cá nằm trong lỗ chân lông hở miệng nên bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí. Gây ra màu đen, khi nặn ra thấy có nhân cứng, phần trên đen, phần dưới màu trắng đục. Mụn đầu đen là tổn thương sớm nhất của mụn trứng cá. Nếu không được xử lý có thể chuyển thành mụn viêm.

Giai đoạn 3: Viêm nhiễm

Vi khuẩn làm da bị viêm nhiễm. Vùng da xung quanh mụn đỏ lên và sưng tấy, chỉ đau nhẹ khi sờ vào

Giai đoạn 4: Mưng mủ

Mụn do corticoids - Dr Hiếu
Mụn do Corticoids

Vi khuẩn sinh sôi khiến mụn bị mưng mủ.Ta thường gọi là mụn mủ. Mụn này chỉ mới viêm ở nang lông nên không để lại sẹo sâu như mụn bọc.

Giai đoạn 5: Mụn bọc

Khi sự viêm nhiễm này xâm nhập sâu vào dưới da sẽ hình thành mụn bọc. (là dạng nặng nhất của mụn). Mụn bọc rất đau nhức, và do bị viêm nhiễm sâu ở lớp bì. Thường để lại sẹo sau khi lành.

Nhận biết mụn do corticoid.

Corticoid là chất gì?

Thuốc corticoid được đề cập ở đây được gọi đầy đủ là glucocorticoid. Glucocorticoid là một hormon vỏ thượng thận có tác dụng thúc đẩy tổng hợp glucose từ protide. Thải trừ K+, giữ Na+ và kiềm chế tác dụng của ACTH. Glucocorticoid tự nhiên có hai loại chính là Cortisol (Hydrocortison) và Corticosterone. Trong lâm sàng, các chế phẩm corticoid đều là dẫn xuất của cortisol hay hydrocortison. Được tổng hợp từ acid mật, từ thực vật, và tổng hợp hóa dược.

Phân biệt mụn do corticoids và mụn do nội tiết:

Đặc tính kháng viêm của Corticoids

Corticoid là dược phẩm chống viêm mạnh, chống mẫn cảm, chống dị ứng, chống ngộ độc và ức chế miễn dịch. Được dùng dạng uống, tiêm mạch, tiêm bắp và chích tại chỗ hay bôi da tại chỗ.Thuốc rất đa dụng nhưng để lại tác dụng phụ nguy hiểm. Do vậy sử dụng thuốc corticoid không đúng mang lại hại nhiều hơn lợi. Và gây ra cho người dùng mắc thêm bệnh khác.

Da nhiễm corticoid là gì?

Da nhiễm Corticoid là hiện tượng da bạn bị tổn thương, mài mòn, viêm nhiễm mãn tính. Do tích tụ chất độc corticoid trong thời gian dài, qua con đường thoa trực tiếp lên da. Biểu hiện thường gặp nhất là bằng sự dãn mạch máu sâu trong da gây xung huyết khiến. Da đỏ, nóng, nổi các mụn nhỏ li ti.

Vì vậy, bạn nhất định cần phải biết những biểu hiện của da nhiễm corticoid. Cũng như cách điều trị hiệu quả hiện nay, để kịp thời ứng phó nếu chúng có xảy ra với làn da của bạn.

BIỂU HIỆN NHẬN BIẾT DA NHIỄM ĐỘC CORTICOID.

Trong giai đoạn sử dụng, bạn khó nhận được da đã nhiễm độc corticoid vì làn da quá ư hoàn hảo. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ thì sẽ thấy các mao mạch dần lộ rõ. Khi đi dưới nắng sẽ thấy da ửng đỏ và cảm thấy bỏng rát, nám biến mất nhưng quay lại rất nhiều. Các dấu hiệu nhiễm độc sẽ bùng phát khi bạn ngưng dùng sản phẩm. Và, cấp độ nhiễm độc sẽ phân ra thành các cấp độ:

Da nhiễm corti Cấp độ 1: Da khô bong tróc

Giai đoạn 1 da nhiễm corticoids -dr hiếu
Giai đoạn 1: Da nhiễm corticoids

Đây là cấp độ tổn thương nhẹ nhất, vì chỉ dùng trong thời gian ngắn hoặc nồng độ thấp. Các biểu hiện trong giai đoạn này là: Trên bề mặt da có độ sần nhẹ. Râm rang ngứa trên vùng da thoa. 

Cấp độ 2: Viêm da cấp tính 

Giai đoạn 2: Da nhiễm corticoids - Dr Hiếu
Giai đoạn 2: Da nhiễm corticoids

Ở giai đoạn này, da đã chính thức bị nhiễm độc và xuất hiện các hiện tượng hoại tử. Cụ thể là: Da nổi những bong bóng nước tựa như bị bỏng và chúng lan rộng khắp toàn mặt. Khi những bong bóng nước này vớ sẽ tạo cảm giác đau nhức. Và xuất hiện tượng mưng mủ và nhiễm trùng. Nếu không đi điều trị ngay, thì sẽ lớp da bị tổn thương và xuất hiện tình trạng sần đỏ kéo dài. Và da thâm sạm sau khi các bóng nước khô mài.

Đặc điểm Cấp độ 3: Giãn mạch máu

Giai đoạn 3: Da nhiễm corticoids - Dr Hiếu
Giai đoạn 3: Da nhiễm corticoids

Khi nạn nhân sử dụng kem chứa corticoid trong thời gian dài (khoảng 1 năm). Các tổn thương đã tiến sâu đến hệ mao mạch dưới da. Họ sẽ cảm thấy da luôn đỏ rực, và lúc nào cũng thấy nóng rang. Dặc biệt là khi tiếp xúc với nhiệt độ cao (như nấu bếp, đi ngoài trời). Da luôn trong tình trạng căng tức, phù nề do hiện tượng trữ nước trong da. Kèm theo cảm giác châm chích như kiến bò bên trong. 

Cấp độ 4: Viêm da tăng tiết nhờn và nổi mụn ồ ạt

Khi nạn nhân bị nhiễm độc corticoid ở cấp độ này sẽ thấy các biểu hiện. Da luôn trong tình trạng bóng lưỡng. Mụn viêm sưng to mưng mủ xuất hiện toàn mặt, da luôn trong tình trạng đỏ và bỏng rát. Và cảm thấy như châm chích khi chạm nhẹ vào. 

Cấp độ 5: Viêm da kích thích

Đây là giai đoạn bị nhiễm độc cao nhất. Bệnh nhân luôn cảm thấy làn da luôn đỏ cùng cảm giác  bỏng rát, đau nhức. Kể cả không chạm vào. Da khô, bong tróc, đóng vẩy thành mảng. Mụn nước xuất hiện đầy mặt, kèm theo dịch vàng tiết ra. Cùng các  dấu hiệu nhiễm trùng và hoại tử. 

Cách chăm sóc da nhiễm corticoid.

Khi làn da xuất hiện các triệu chứng và tình trạng trên. Chắc chắn da đang chịu những tổn thương do Corticoid mang lại. Quá trình giúp da “cai nghiện” corticoid khá phức tạp, cần duy trì từ từ. Kết hợp giảm bớt dần, hạn chế thoa. Ban đầu là cách ngày, sau đó cách tuần, không nên đừng đột ngột.

1 Giãn cách thời gian sử dụng kem trộn.

Điểm chung của những người sử dụng kem trộn là bị nghiện kem. Nghĩa là sau khi ngưng dùng kem thì mụn sẽ phát lên da. Tiếp tục dùng thì da trở lại trạng thái trắng mịn như ban đầu. Tuy nhiên về lâu dài da sẽ càng mỏng và yếu đi, để lộ mạch máu li ti bên dưới da. Khi da đã bị bào mỏng, rất nhạy cảm với các sản phẩm khác. Thậm chí chỉ cần bước ra ngoài trời nắng da cũng bị ửng đỏ.

Cách chăm sóc da của Dr Hiếu : https://youtu.be/nUxXWpzJ9HU

Cai nghiện da nhiễm Corticoids

Việc cai nghiện kem trộn không thể nói là làm được liền. Chắc chắn bạn không thể “cắt” kem ngay lập tức. Bạn nên lên 1 phát đồ sử dụng kem và ngưng sử dụng từ từ để da kịp thích ứng. Thay vì sử dụng kem 2 lần/ngày và thoa kem mỗi ngày. Nên giảm xuống còn 1 lần/ngày, sau đó cứ cách 1 ngày thoa 1 lần. Cứ như vậy giảm còn 2 lần/tuần, sau đó giảm còn 1 lần 1 tuần. Và giảm cho đến khi ngừng bôi hẳn. Thời gian ngưng kem tùy thuộc vào tình trạng da mà sẽ mất khoảng 3-4 tuần.

2 Thải độc da.

Bên cạnh việc “cai nghiện” kem, thải độc corticoid từ bên trong cơ thể vô cùng quan trọng. Cách đơn giản và hiệu quả nhất là bạn mua diếp cá về uống. Dù mùi vị của diếp cá khiến 1 số bạn cảm thấy khó chịu nhưng hãy kiên nhẫn uống vì diếp cá có công dụng thải độc siêu tốt.

Tại sao lại nói diếp cá tốt?

Diếp cá là loại thảo mộc dược liệu nổi tiếng chuyên được dùng trong y học cổ truyền. Nhiều người ở Nhật Bản, vẫn uống diếp cá thường xuyên như một thức uống thải độc, giảm mụn. Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh, chiết xuất diếp cá có tác dụng chống lại các vi khuẩn rất mạnh. Đặc biệt là những người bị mụn, mụn trứng cá, giúp giảm thiểu mụn sưng viêm.

Cách sử dụng diếp cá: Các bạn có thể mua lá diếp cá về rửa sạch. Ăn sống hoặc xay nhuyễn diếp cá và lấy nước uống mỗi ngày, mụn sẽ giảm, và da sẽ sáng hơn. Nếu không bị dị ứng với lá diếp cá, có thể xay nhuyễn và đắp mặt nạ 2 lần/tuần.  Ngoài ra, Bạn nên xông hơi da bằng các thảo dược lành tính. Hoặc trà xanh loại sạch không thuốc trừ sâu, nước chanh mật ong… thực hiện 1-2 tuần/lần.

3 Vệ sinh da – Da nhiễm Corticoids

sai lầm trong chăm sóc da - dr hiếu
sai lầm trong chăm sóc da – dr hiếu

Khi bị nhiễm corticoid da rất yếu, nhưng không phải vì thế mà bỏ qua việc vệ sinh da. Thay vì sử dụng các loại xà phòng, sữa rửa mặt có chất tẩy rửa mạnh, nhiều bọt và có hạt. Bạn hãy tham khảo những sữa rửa mặt cho da nhạy cảm, không bọt (hoặc ít bọt), dịu nhẹ. Tránh dùng mấy loại kiềm dầu, tạo nhiều bọt hay có hạt vì dễ khiến da dễ bị kích ứng. 

Làm sạch da yếu – da nhiễm corticoids

Nếu da đã quá yếu, nổi gân máu, da bong tróc ngứa ngáy khó chịu. Hoặc đi khám da liễu kết luận là bị viêm da Demodex. Ngày rửa mặt 2-3 lần bằng nước muối ấm sẽ giúp da đỡ ngứa và cải thiện rất nhiều . Sau khi da đã khỏe hơn thì bạn hãy chuyển qua dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ nhé. 

4 Dưỡng da sau nghiện kem.

Sau khi đã cai nghiện được corticoid, hãy bắt đầu skincare cơ bản. Dùng các sản phẩm chăm sóc da trị mụn, vì ở giai đoạn cai nghiện kem, da rất yếu cần được nuôi dưỡng phục hồi da. Bạn có thể chọn các sản phẩm trị mụn hữu cơ dịu nhẹ. Loại dành cho da tổn thương, nhạy cảm từ các hãng uy tín. Lành tính, không chứa cồn hoặc các chất tẩy da, cần tránh luôn loại có chứa chất bảo quản. Chất tạo mùi hương để hạn chế tình trạng kích ứng cho da.

Và trước khi sử dụng một loại kem dưỡng mới bạn cần thử trước lên phần cổ để chắc chắn rằng không có phản ứng lạ gì xảy ra. Sau khi giảm bớt các triệu chứng do kem trộn, bạn vẫn phải chăm chỉ dưỡng đều đặn mỗi ngày để da nhanh chóng được phục hồi.

5 Sử dụng kem chống nắng.

Kem chống nắng
Kem chống nắng

Bên cạnh đó khi ra ngoài trời, cần phải sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30-45 và che chắn cẩn thận. Quá trình dùng kem trộn khiến da bạn bị bào mỏng đi, nếu không chống nắng cẩn thận thì sau 1 thời gian da bạn sẽ nám sạm và nổi tàn nhang. Nếu dùng kem chống nắng hoặc makeup vào ban ngày thì buổi tối bạn phải tẩy trang và làm sạch da thật cẩn thận. Da có sạch thì mới khỏe và hết mụn.

6 mặt nạ phục hồi da. 

Mỗi tuần đắp mặt nạ 1-2 lần bằng tinh bột nghệ + mật ong + sữa chua (hoặc sữa tươi). Nếu không có tinh bột nghệ thì dùng bột yến mạch, cám gạo, đậu đỏ, đậu xanh, khoai tây, trà xanh… gì cũng được, miễn là thiên nhiên. Da đang yếu không nên để mask trên mặt quá lâu, chỉ để 5-10 phút thôi nhé. Bạn cũng có thể sử dụng các loại mặt nạ giấy hữu cơ nếu không có thời gian nhiều nhé. 

7. Không dùng tay đụn chạm, sờ hay gãi các nốt trên da.

Không chà sát da khi rửa mặt, vỗ nhẹ lên da và dùng bông mềm thấm nhẹ nhàng. Thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường uống nhiều nước lọc để dưỡng ẩm cho da, bổ sung trái cây và rau quả, đặc biệt loại quả chứa vitamin C cao để tăng sinh Collagen-Elastin đẩy nhanh quá trình phục hồi da. Đừng quên bổ sung thêm các thực phẩm làm đẹp da khác nhé.

8. Bạn phải KIÊN TRÌ.

Quá trình hồi phục da chỉ có thể xảy ra sau một thời gian dài. Do đó bạn cần kiên nhẫn, tin tưởng và tuân thủ chặt chẽ theo quy trình phục hồi da dính kem trộn.

Cách phục hồi da mặt bị hư tổn do Corticoid mang lại đã được trình bày ở trên, thế nhưng bạn lưu ý rằng, vẫn nên đến gặp bác sĩ chuyên da liễu để thăm khám kịp lúc, bổ sung thuốc đặc trị cho da bị nhiễm bệnh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *