Khi phụ nữ mang thai làn da có thể gặp phải những vấn đề gì?

Mang thai là một trong 3 thời kỳ thay đổi nội tiết đặc biệt ở nữ giới (dậy thì, mang thai, mãn kinh). Qúa trình này có thể thay đổi hoàn toàn làn da của một phụ nữ. Sự thay đổi có thể theo hai chiều hướng trái ngược nhau hoàn toàn. Vậy khi mang thai làn da của chị em có những thay đổi gì?

Phụ nữ mang thai, làn da gặp phải những vấn đề gì ?

Mang thai ảnh hưởng đến da do những thay đổi sinh lý diễn ra trong cơ thể cũng như thay đổi nội tiết tố. Ví dụ như tăng lưu lượng máu. Lưu lượng máu tăng gây đỏ lòng bàn tay (ban đỏ lòng bàn tay), giãn mạch máu và giãn tĩnh mạch. Thay đổi nội tiết tố thúc đẩy gia tăng tình trạng mụn, rạn da, nám da, rụng tóc, phát ban và ngứa ở phụ nữ mang bầu.

1. Mụn

Mụn trong thai kỳ rất phổ biến và ảnh hưởng đến gần 50% phụ nữ. Nguyên nhân là do gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong 3 tháng đầu thai kỳ. Những người có tiền sử bị mụn trứng cá thường dễ bị ảnh hưởng hơn nhưng mọi thứ thường được cải thiện khi bào thai phát triển.

2. Nám da

Đôi khi được gọi là sạm da hoặc mặt nạ thai kỳ. Đây là sự thay đổi màu da đầu tiên phát triển trong thời kỳ mang thai. Nám da thường xuất hiện ở vùng trán, má và môi trên. Đặc biệt, vùng môi trên khiến thai phụ lo lắng hơn cả, họ cảm thấy như mình xuất hiện ria mép. Những thay đổi nội tiết tố chưa được biết rõ được cho là nguyên nhân, đặc biệt là sự dao động của nội tiết tố nữ estrogen và nội tiết tố kích thích tế bào hắc tố (MSH). Nám da do mang thai có thể mờ đi sau khi sinh nhưng có thể tái phát.

3. Rụng tóc

Telogen effluvium là hiện tượng rụng tóc tạm thời trên da đầu và rất phổ biến. Nó ảnh hưởng đến gần 40% phụ nữ sau sinh, thường là trong 3 tháng đầu. Trong thời kỳ mang thai, lượng nội tiết tố estrogen và progresterone tăng cao giữ cho tóc trong giai đoạn phát triển (“anagen”) và nhiều phụ nữ nhận thấy thời gian này tóc của họ dày hơn. Sau khi sinh, nồng độ nội tiết tố thay đổi nhanh chóng về mức bình thường và “cú sốc” này được cho là chuyển sợi tóc từ giai đoạn phát triển sang giai đoạn rụng (“telogen”), dẫn đến tóc rụng. May mắn thay, giống như hầu hết những thay đổi liên quan đến thai kỳ, đây là một vấn đề tạm thời sẽ lắng xuống trong vòng 6 đến 12 tháng.

4. Rạn da

Các vết rạn da đáng sợ là một thay đổi khác liên quan đến việc mang thai. Rạn da ảnh hưởng đến gần 80% phụ nữ ở các mức độ khác nhau. Rạn da thường xuất hiện ở vùng bụng, đùi và ngực. Và bắt đầu phát triển sau tháng thứ 6 của thai kỳ. Rất hiếm người (tức là những người có gen rất tốt) thoát khỏi rạn da.

Ngoài ra phụ nữ mang thai có thể gặp một số bệnh lý trên cơ thể như: sắc tố vùng bụng, rạn da, ngứa da, phát ban…

Phụ nữ mang thai có thể dưỡng da như thế nào ?

Thực tế thì chỉ có một số thành phần mỹ phẩm và liệu trình chăm sóc da chuyên sâu, công nghệ cao tại spa/clinic mà các bạn bầu cần tránh thôi nhé. Mỹ phẩm dưỡng da có đủ các chủng loại dành cho phụ nữ mang bầu/cho con bú. Chỉ có một lưu ý đặc biệt: mang thai, cho con bú là một thời kỳ đặc biệt vì vậy không nên tự ý sử dụng sản phẩm mà không tham vấn bác sỹ da liễu/chuyên gia làm đẹp. Đối với việc chăm sóc da hàng ngày hay đi spa/clinic, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ.

Các thành phần /liệu trình cần tránh của làn da chị em mang thai

1. Retinoids: Retinol, Tretinoin

2. Hydroquinone: thành phần trị sắc tố (nám…)

3. BHA

4. Benzoyl Peroxide

5. Phi kim, lăn kim

6. Chemical peel (lột da hoá học)

7. Laser

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *