nặn mụn -

NẶN MỤN ĐÚNG CÁCH – CÁCH NẶN MỤN TRỨNG CÁ ĐẦU ĐEN ĐÚNG CÁCH

Nặn mụn trứng cá- nguyên nhân bội nhiễm - dr Hiếu
Nặn mụn

Khi bị mụn trứng cá, người bệnh thường cảm thấy khó chịu và tự ti. Chính vì vậy mà họ muốn loại bỏ những nốt mụn bằng cách nặn chúng đi. Thói quen nặn mụn này phổ biến ở tất cả mọi người và mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, việc nặn mụn không đúng cách vô tình làm mụn càng trở nên nghiêm trọng và tồi tệ hơn.

NGUYÊN NHÂN BỊ MỤN LÀ DO ĐÂU?

Mụn trứng cá là bệnh lý điển hình ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Nó thường gặp nhiều ở tuổi dậy thì và kéo dài tới tuổi 25. Mụn là kết quả của nhiều yếu tố tác động với nhau gây nên.

Nguyên nhân gây mụn trứng cá từ bên trong.

A. Hormone trong mụn trứng cá

Hormonal trong mụn trứng cá - dr Hiếu
Hormonal trong mụn trứng cá
  • Vào tuổi dậy thì, các hormone sinh dục tăng cao khiến tuyến bã hoạt động mạnh. Bã nhờn tiết ra nhiều dẫn đến cổ nang lông bị bít tắc gây ra mụn. Ngoài tuổi dậy thì, trước chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể gây ra mụn do biến đổi hormone. 
  • Việc sử dụng một số loại thuốc đặc trị, thuốc tránh thai cũng có thể có tác dụng phụ gây ra mụn.
  • ẢNh hưởng kỳ nghỉ đến Skincare:

B. Stress (căng thẳng thần kinh)

  • Căng thẳng kéo dài, thường xuyên thức khuya và chịu nhiều áp lực từ công việc… sẽ gây ra ảnh hưởng đến các hormone trong cơ thể. Từ đó, làm biến đổi hoạt động của tuyến bã nên dễ bị mụn hơn.

C. Cơ thể tích tụ độc tố lâu ngày

  • Da thường được biết đến với chức năng bảo vệ bên ngoài. Tuy nhiên, đây còn là cơ quan bài tiết chất độc dư thừa, vai trò quan trọng trong cân bằng cơ thể. Khi độc tố tích lũy quá nhiều ruột, gan không thể lọc hết được. Lúc này, lượng chất độc sẽ bài tiết qua da và gây mụn.
  • Ngoài ra, thực phẩm gây hại cho sức khỏe gây thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Khi đó, giảm mức độ hấp thu năng lượng cũng như ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể.

D. Chế độ ăn uống trong nguyên nhân gây mụn trứng cá

  • Đa số hiện nay đang duy trì thói quen ăn nhiều chất béo, đường hay chất kích thích. Tuy nhiên ít ai nhận ra rằng đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mụn trầm trọng. Đây thực sự là điều không tốt cho da và đang tạo điều kiện thuận lợi cho mụn phát triển. Vì thế, bạn nên chú ý cân bằng để có một chế độ ăn phù hợp và tốt nhất cho da. 

E. Di truyền có ảnh hưởng đến mụn trứng cá

  • Di truyền là gì? Đây là hiện tượng đặc điểm của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau.Ví dụ: trong gia đình có bố hoặc mẹ bị mụn thì nguy cơ di truyền cho con là có thể.  Đây là yếu tố không thể thay đổi được. Nhưng di truyền cần phải kết hợp với những nguyên nhân khác mới đủ để gây mụn. 

Nguyên nhân gây mụn bên ngoài

A. Mỹ phẩm – lựa chọn sai lầm là nguyên nhân hàng đầu

Oil - Là nguyên nhân hàng đầu mụn trứng cá - Dr Hiếu
Oil – Là nguyên nhân hàng đầu mụn trứng cá
  • Sử dụng mỹ phẩm là một thói quen tốt. Mỹ phẩm giúp da được cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết, cải thiện đáng kể tình trạng da. Những việc lạm dụng hay thiếu kiến thức về mỹ phẩm sẽ gây ra tác hại nghiêm trọng. Dùng không đúng cách sẽ gây kích ứng da, bít tắc da và nổi mụn ngày càng nhiều. Sữa rửa mặt, kem dưỡng da, mặt nạ, kem chống nắng… đều có thể là nguyên nhân gây mụn. 
  • Tẩy trang là bước rất quan trọng trong làm sạch và chăm sóc da. Nhưng vẫn còn nhiều người đã bỏ qua bước này. Họ nghĩ rằng rửa mặt có thể lấy đi được bụi bẩn, kem chống nắng… Sai lầm này vô tình đã làm da bạn tồi tệ hơn rất nhiều. Vì thế hãy tẩy trang sạch sẽ vào cuối ngày nhé!

B. Nguyên nhân mụn trứng cá do Môi trường, khí hậu

  • Môi trường trong lành sẽ giúp da ít bị mụn hơn. Vào mùa nóng bức da đổ nhờn nên dễ bị mụn. Nhờn cộng thêm bụi bẩn là điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển. Ngược lại, mùa lạnh da hanh khô, thiếu nước cũng có thể gây mụn. 
  • Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc phơi nắng nhiều cũng có thể gây mụn.
  • Vi khuẩn: môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn khiến da bít tắc. Lúc này tác dụng của việc dùng tẩy trang càng được khẳng định rõ hơn. 

CÁC LOẠI MỤN TRỨNG CÁ THƯỜNG GẶP? 

Mụn đầu đen

Mụn đầu đen  - bác sĩ Hiếu
Mụn đầu đen
  • Đặc điểm: là lỗ nang lông bị bít tắc do tế bào chết, vi khuẩn và dầu nhờn. Khi tiếp xúc với không khí sẽ oxy hóa và chuyển sang màu đen. 
  • Vị trí: xuất hiện như đốm li ti với tần suất nhiều và dày đặc khiến da trở nên thô ráp, sần sùi.
  • Vị trí mụn thường gặp ở mũi, cằm, trán, ẩn dưới da, bề mặt da.
  • Có nhiều cách để điều trị mụn đầu đen như thuốc có chứa thành phần axit salicylic, benzoyl peroxide. Chúng thường ở dạng kem, thuốc mỡ hoặc thanh xà phòng. Nếu những biện pháp này không khiến da bạn cải thiện thì hãy đi khám bác sĩ da liễu để dùng thuốc tác dụng mạnh hơn. Các loại này thường chứa vitamin A như tretinoin, tazarotene và adapalene. Thuốc có tác dụng ngăn bít tắc lỗ chân lông và thúc đẩy tái tạo da.
  • Đôi khi có thể dùng một số công cụ đặc biệt để nặn mụn đầu đen hoặc công cụ khác có bề mặt thô ráp để loại bỏ chất bẩn gây bít tắc.
  • Thực tế cũng có nhiều người điều trị mụn đầu đen tại nhà theo nhiều cách khác nhau. Một số phương pháp đó có thể là: gel, mặt nạ lột mụn, baking soda, bột yến mạch, kem đánh răng… 

Mụn đầu trắng

  • Mụn đầu trắng có hình dạng tròn, đầu màu trắng nằm dưới bề mặt da có thể nhìn thấy được. Loại mụn này thường xuyên xuất hiện ở vùng chữ T, vai, cổ, ngực, lưng. Nó không đau tuy nhiên gây ra nhiều phiền toái khi xuất hiện vào thời điểm quan trọng. Và nguy hiểm hơn là sẽ trở thành mụn viêm nếu không chăm sóc đúng cách.
  • Mụn đầu trắng và mụn đầu đen đều là một dạng của mụn trứng cá. Điểm khác biệt ở chỗ, mụn đầu đen xuất hiện khi lỗ chân lông mở còn mụn đầu trắng thì ngược lại.

Sợi bã nhờn

  • Sợi bã nhờn thường bị nhầm thành mụn đầu trắng. Thường có màu vàng hoặc nhạt như màu da, hình dạng sợi dài 
  • Sợi bã nhờn là thành phần thiết yếu của da, nuôi dưỡng và bảo vệ da. Chúng ta không thể xử lý triệt để nhưng có thể giảm tốc độ hình thành của chúng theo những cách sau: 
  • Sửa mặt sạch: Rửa mặt sạch là điều quan trọng nhất để ngăn ngừa, điều trị mụn và sợi bã nhờn. Tuy nhiên rửa mặt bằng nước thôi là chưa đủ mà cần dùng kèm sữa rửa mặt để làm sạch da hiệu quả hơn.
  • Sử dụng miếng dán lột mụn cũng là một biện pháp khá hiệu quả.
  • Xông mặt: Xông mặt giúp lỗ chân lông mở ra tự nhiên, da dễ dàng thải độc,  không bị tác động mạnh. 

Mụn ẩn

  • Là những nốt mụn không viêm, không sưng thường mọc thành cụm. Mụn có nhân nằm trong da khi sờ hoặc soi ngược ánh đèn và làn da sẽ thấy sần sùi và nổi cộm. Da bị mụn ẩn không thể nặn hay xử lý mụn theo cách thông thường được. 

Mụn đỏ

  • Thường mọc ở mặt, cổ, lưng, chúng là các nốt đỏ trên da và không có mủ. Là hậu quả của việc viêm da, hơi sưng và chạm vào hơi đau. Chúng gần giống mụn viêm, gây sưng, đau đớn nhưng không có mủ.
Mụn viêm - mụn sưng đỏ - Dr Hiếu
Mụn viêm – mụn sưng đỏ

Mụn bọc

  • Nó đường kính to gần như mụn mủ, chân sâu, cũng sưng đỏ gây đau nhức từ khi mới mọc tới khi biến mất. 
Mụn bọc - bác sĩ hiếu
Mụn bọc

Mụn viêm

  • Hình thành do viêm nhiễm ngoài ra khiến vi khuẩn xâm nhập sâu dưới tế bào gây nên mủ và có nguy cơ hình thành sẹo lõm cao.
  • Mụn do corticoids: Tại đây

CÁCH NGĂN NGỪA MỤN

Không cạy nặn mụn – điều tiên quyết

  • Không nên sờ, nặn mụn không đúng cách. Tay thường tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm do đó ẩn chứa nhiều loại vi khuẩn, dễ gây viêm nhiễm. Thường xuyên cho tay lên mặt làm cho tình trạng mụn càng trầm trọng hơn.
  • Giữ gìn vệ sinh mặt thật tốt: Chăn, gối, đệm là những thứ tiếp xúc thường xuyên với chúng ta trong giấc ngủ. Vì thế phải làm sạch và thay chúng thường xuyên. Việc này giúp da hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn. 
  • Ăn nhiều rau củ quả: ăn nhiều rau củ quả, trái cây và uống nhiều nước giúp da có nhiều chất dinh dưỡng hơn. Đặc biệt hạn chế đồ ăn ngọt, đồ ăn nhanh.
  • Giữ đầu tóc gọn gàng: Tóc cũng là một nguyên nhân gây mụn. Vì thế nên tập thói quen buộc tóc gọn gàng và giữ tóc sạch sẽ. 
  • Không thức khuya: Không thức khuya và tránh tình trạng mất ngủ. Thức khuya làm rối loạn các hoạt động của cơ thể. Tốt nhất nên ngủ trước 11h. 
  • Giữ tinh thần thoải mái nhất có thể: Giảm áp lực triệt để. Tinh thần không tốt khiến cơ thể bị xáo trộn nhiều thứ. Vì thế hãy luôn vui vẻ để giảm thiểu mụn.
  • Rửa mặt đúng cách: Mỗi ngày chỉ nên rửa mặt tối đa 2 lần/ ngày vào sáng sớm và tối trước khi đi ngủ. Nếu rửa nhiều hơn da sẽ mất dưỡng chất. 
  • Không nên sử dụng mỹ phẩm, đồ trang điểm không an toàn: Hạn chế trang điểm, khi đánh phấn không đánh quá dày. Sau khi trang điểm phải tẩy trang thật sạch Sử dụng mỹ phẩm phải an toàn, phù hợp với da của bản thân mình.

NẶN MỤN NÊN HAY KHÔNG?

Nặn mụn trong điều trị không quá quan trọng. Tuy nhiên chúng ta vẫn cần phải nặn mụn do trên da có 4 con đường chính để hấp thụ dưỡng chất. Trong đó hấp thu qua cổ nang lông là quan trọng nhất. Khi bị mụn mà không nặn mụn khi bôi thuốc sẽ không thể thẩm thấu vào da do bít tắc. Vì thế lấy nhân mụn là cách để tăng khả năng thẩm thấu vào da hơn. Nên cần lấy mụn trong điều trị mụn.  —-> Hướng dẫn nặn mụn đúng cách:

Tuy nhiên nặn mụn chỉ là hỗ trợ trong quá trình điều trị không phải phương pháp chính. Vậy khi nào cần nặn mụn? Một trong những chỉ định quan trọng nhất là mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn không viêm, mụn giai đoạn viêm 3, viên 4 thì nên nặn mụn và lấy nhân mụn nhẹ nhàng. Hay mụn viêm đã hóa mủ ở giai đoạn 3 và giai đoạn 4 thì nên nặn mụn. Mụn đang sưng, nóng, viêm đỏ thì tuyệt đối không nặn mụn. 

ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA KHI NẶN MỤN KHÔNG ĐÚNG CÁCH

Nếu nặn mụn lúc này sẽ làm lan ổ viêm, tăng nguy cơ bội nhiễm nhiều hơn. Ngoài ra một trường hợp khác cũng không nên nặn mụn là demodex. Mụn trên da thường có 4 loại ký sinh trên da: vi rút, vi khuẩn gây viêm, kí sinh trùng (demodex), nấm. Khi bốn loại này cân bằng trung hòa với nhau thì da hoàn toàn bình thường. Khi thiếu sự trung hòa thì da bị mụn theo loại mạnh hơn.

Đối với mụn viêm do vi khuẩn đặc trưng là mụn mủ trắng, sưng đỏ. Vi rút là mụn có bọng nước bên trong, li ti. Mun do ký sinh trùng chủ yếu do demodex. Loại này thường mọc ở cằm, trán. không nên nặn mụn do demodex là vì không có nhân bên trong, sưng to hơn bình thường, nguy cơ sẹo cao. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *