5 lý do khiến dùng Serum vitamin C lên mụn

Bác sĩ Hiếu sẽ chia sẻ với các bạn cái lý do tại sao mà dùng Serum C lại lên mụn. Cách để chọn vitamin C phù hợp với tuýp da dầu mụn

Dùng serum vitamin C lên mụn do bôi quá sát vùng chân tóc

Mụn trứng cá thì có rất là nhiều thể, một trong các thể mắc phải do ta thoa sản phẩm sai cách. Thì đây gọi là mình có thể phòng tránh được thì nên ta nên phòng tránh. Khi mà bôi sát vùng chân tóc thì sao? Cái vùng chân tóc, cái dầu trên đầu nó sẽ chạy xuống. Vùng giáp ranh giữa vùng da trán và vùng da đầu thì vùng đấy là chất dầu rất là kết dính. Mọi người thử sờ thử xem vùng trán sẽ có rất là nhiều cái mụn ẩn li ti do dùng serum vitamin C lên mụn.

Thói quen một ngày không gội đầu 1 lần

Những bạn mà 2-3 ngày mới gội đầu một lần. Trường hợp này sẽ xảy ra tình trạng dùng serum vitamin C lên mụn ở vùng chân tóc. Thế nên là không nên bôi quá sát vùng chân tóc. Đặc biệt lưu ý vitamin C nó sẽ hoạt động tốt ở vùng da, gò má, còn vùng da trán, vùng da mũi. Vùng da có nhiều dầu thì hoạt động khả năng sẽ hoạt động kém hiệu quả có một chút.

Chọn phải serum C có nhiều dầu. 

Các bạn biết bôi né được những chỗ cần thiết rồi. Nhưng mà chọn sai loại thì những cái vùng da khó bị mụn như vùng gò má, vùng chữ U nó vẫn có thể bị mụn. Tại sao mình không nên chọn loại có dầu? Vì có dầu dùng serum vitamin C lên mụn. Khi có dầu, trong da mình có hai con demodex và pacnes nó sẽ ăn cái dầu làm cho mình tăng mụn hơn. Khi bạn dùng thì dung môi oil nó làm cho da bạn rất là bóng dầu. Có thể cái dầu đó gây bít tắc của nang lông.

Một điều nữa là khi bạn dùng với dung môi có dầu thì các bước layer sau nó không còn hiệu quả nữa. Nhưng mà chọn cái vitamin C mà không có dầu rồi như là C gốc nước dạng L-ascorbic 10%, 15% 20% nhưng có thực sự an toàn chưa?

Bảng những thành phần dễ gây bít tắc của nang lông, gây mụn. 

Đây là những cái thành phần mà nó sẽ lên mụn. Cái hay gặp nhất đó chính là axit myristic. Tiếp theo là isopropyl isosteric, hay là myristyl myristate. Hầu như các cái dạng este của axit myristic thì nó đều có nguy cơ nên mụn nhưng không phải cái nào cũng thế.

Một cái hay gặp nữa là isopropyl myristate hoặc là dextrin palmitate. Cái nữa hay gặp đó chính là cái đó chính là octyl stearate. Đây là một phần được chụp trong tài liệu PubMed.

Khi mua Serum C thì các bạn thường không có thói quen check bảng thành phần. Nên hay đọc thành phần đi. Đặc biệt là nếu như các thành phần ở 10 vị trí đầu tiên trong bảng thành phần. Khi đó nguy cơ rất là cao các bạn dùng serum vitamin C lên mụn

Có những bạn hỏi là trường hợp nào lên mụn. Với các bạn là cơ địa dễ lên mụn hoặc

cả đang bị mụn dùng dù serum c thì cần phải tránh tuyệt đối. Những bạn nào mà chưa từng

bị mụn hoặc cơ địa ít khi lên mụn thì có thể cân nhắc dùng được. Còn những bạn nào tuýp

da khô thì dùng mấy cái này càng sướng da càng ẩm hơn.

Nên là sản phẩm nó không có lỗi mà còn này nó phù hợp với tuýp da khô, da hỗn hợp hoặc da ít bị mụn. Chứ còn các bạn đang da dầu mụn thì là các bạn chọn sai chứ không phải do sản phẩm. Những sản phẩm nào các bạn check ra những sản phẩm có thành phần như trên. Sản phẩm này không phù hợp với bạn, cần xem xét và thay đổi. 

Chọn nồng độ quá cao.

Một trong những yếu tố gây mụn là da mình bị nhạy cảm và kích ứng. Những sản phẩm có độ cao ví dụ như là Vitamin C 15% trở lên đó. Hay là những sản phẩm như là Aha 30%, Retinol 2%, Tretinoin 0.1%,.. Những loại top của đầu bảng và nồng độ maximum của một thành phần nào đó luôn có nguy cơ kích ứng cao. 

Khi kích ứng ấy có những trường hợp là bị đỏ này mẩn đỏ, chảy nước. Hoặc có những dạng dị ứng là những cái sẩn ngứa lớn. Các bạn cậy gãi hoặc là bị phù nề làm cho tăng mụn mình cạy làm nó nhiễm thành mụn viêm. Mà mụn viêm do dị ứng rất là to. Mà to để thâm và sẹo, giống như một vòng luẩn quẩn. 

Dùng serum vitamin C lên mụn sẽ rất dễ xảy ra nếu dùng sai cách. Nên nồng độ ban đầu bác sĩ khuyến cáo vitamin C chỉ nên khoảng 10% là đã có hiệu quả rồi không nhất thiết là phải 15% – 20%. Vì da mình có đặc tính đó là sự biến đổi và có tính chu kỳ. Tức là da mình có bôi đều đến mấy nó vẫn bong ra nó vẫn thay đổi. Các bạn bôi sản phẩm đắt  chẳng có ý nghĩa đâu. Đã dùng cái gì thì dùng lâu dài có chiến lược dài hạn.

Dùng dưỡng ẩm và các sản phẩm đi kèm có thành gây bít tắc 

Lời khuyên bác sĩ Hiếu khuyên là nên chọn dạng lotion hoặc dạng gel. Nhưng dạng gel kết hợp với serum vitamin C hơi khó nên lotion ok hơn. Nếu như bạn chọn dạng cream thì bạn phải check thành phần và cái bảng bác sĩ đã gửi cũng có thể check. Nếu dưỡng ẩm mà có những thành phần trong bảng đó thì nó cũng không nên dùng cho da dầu mụn nhé. Hãy check thành phần! 

Thật ra cái bảng này trong khóa học trong trường mới có. Ở đây thì cũng  sẽ public để các bạn có thể lựa chọn thông minh hơn. Vì gần đây có quá nhiều bạn dùng sản phẩm sai cách, chọn nhầm loại nên bác sĩ sẽ public những kiến thức hay hơn lần nữa.

Chúc các bạn thành công và dùng vitamin c hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *