Tổng hợp các hoạt chất chăm sóc da MỤN – Nám cho bà Bầu an toàn hiệu quả

Vì sao thường bị mụn, nám khi mang bầu

Nguyên nhân bị mụn khi mang bầu

Tăng lượng androgen

Trong thời gian mang thai, cơ thể của một người phụ nữ trải qua nhiều thay đổi nội tiết tố. Và một trong số đó là tăng lượng androgen. Mức độ androgen cao này làm cho da họ dễ bị nổi mụn. Androgen gây ra sự gia tăng các tuyến bã nhờn trong da và dẫn đến sản xuất bã nhờn. Bã nhờn này kết hợp với tế bào da chết để chặn các lỗ chân lông. Từ đó gây ra nhân của vi khuẩn gây viêm và mọc mụn.

Thay đổi chế độ ăn uống

Bạn có thể gặp cơn đói bất ngờ khi mang thai. Và tại thời điểm đó xu hướng là ăn nhiều hơn để chiều lòng vị giác của mình. Thay vì ăn thực phẩm chứa nhiều dầu và mỡ, hãy chọn thức ăn lành mạnh và bổ dưỡng. Những thực phẩm nhiều dầu mỡ không chỉ góp phần xây dựng một chế độ ăn uống kém lành mạnh. Mà còn làm tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.  Hãy thêm nhiều loại trái cây và rau quả trong chế độ ăn uống.

Di truyền

Nổi mụn không thể được ngăn ngừa nếu nguyên nhân từ yếu tố di truyền. Bởi các gen mang thông tin từ cha mẹ sang con cái. Nếu mẹ bạn có nhiều mụn khi mang thai, thì bạn cũng có nguy cơ như vậy. Mụn trứng cá có thể ảnh hưởng đến sắc đẹp và sự tự tin trong quá trình mang bầu.

Thuốc dưỡng thai

Mang thai là một trải nghiệm khá đặc biệt và cũng vô cùng quan trọng. Bác sĩ thường kê toa thuốc để giữ cho người mẹ và em bé khỏe mạnh. Đôi khi, thuốc theo quy định này gây ra những tác động tiêu cực đến làn da. Mụn có thể gây đau và ngứa. Trong trường hợp này  phải tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để thay đổi thuốc.

Căng thẳng

Căng thẳng trong thời gian mang thai thường phổ biến. Đặc biệt với những bà mẹ mới mang thai. Căng thẳng có thể gây nổi mụn hoặc mụn càng nặng thêm. Vì vậy, hãy cố gắng tĩnh tâm bằng cách ngồi thiền hoặc yoga trước khi sinh.

Nguyên nhân bị nám khi mang bầu

Theo thống kê, có hơn 70% tỷ lệ phụ nữ bị nám da sau tuổi 30. Đặc biệt, tình trạng này khá phổ biến ở phụ nữ thời kỳ mang thai. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến nám da khi mang thai?

Sở dĩ phụ nữ mang thai dễ bị nám bởi hiện tượng tăng sinh quá mức hắc sắc tố melanin. Do nhiều tác nhân gây ra. Tình trạng rối loạn nội tiết tố trong cơ thể dẫn đến các biểu hiện rối loạn sắc tố da. Đồng thời hormone estrogen và progesteron tăng đột ngột cùng lưu lượng máu thay đổi trong thời kỳ mang thai. Kích thích phân tử  tyrosine – tiền hắc sắc tố melanin được sản sinh. Và gây ra các vết thâm trên một số vùng da gọi là nám. Ngoài nám cũng thường gặp phải các biểu hiện khác: sạm da, da xỉn màu, ,…

Cũng theo chuyên gia, các vết nám thường xuất hiện ở vùng gò má, trán, cằm. Và một số vị trí dễ bị ánh nắng mặt trời tác động trực tiếp. Các vết nám này thường có màu vàng, nâu sậm, nâu vàng. Xuất hiện thành từng mảng. Thường biểu hiện rõ ràng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Hầu như mọi quá trình sinh hoạt bị đảo lộn do cơ thể mệt mỏi, người đau nhức. Cùng với ăn uống không đủ chất, tâm lý ảnh hưởng. Nên khiến cho chị em trở nên dễ cáu gắt, khó chịu cao hơn. Góp phần vào tình trạng nội tiết tố rối loạn, tác động rất lớn đến tình trạng nám da.

Có nên điều trị mụn, nám khi có bầu

Điều trị mụn khi mang bầu

Nhiều người tự hỏi: Có nên nặn mụn khi đang mang bầu ? Điều này tuyệt đối không nên một chút nào. Vì trong thời kì này làn da của bạn khá nhạy cảm. Việc nặn mụn có thể làm da bị tổn thương. Tình trạng mưng mủ, viêm nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Chưa kể tay khi nặn mụn nếu không được vệ sinh sạch sẽ làm da chịu thêm nhiều tác hại. Những vi khuẩn sẽ trực tiếp truyền đến da, làm cho mụn ngày càng phát triển nặng thêm. Tác động của tay cũng có thể làm cho nhân mụn bị đẩy vào bên trong da. Làm cho việc điều trị càng gặp khó khăn hơn.

Vậy còn kem trị mụn thì sao? Kem trị mụn có rất nhiều loại. Trong đó đa phần là có chứa chất Isotretinoin. Đây là một chất chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai. Bởi nó có thể gây ra những dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Bên cạnh đó, một số loại thuốc nội tiết giúp ngăn ngừa mụn như nhóm thuốc Cyclin cũng không được dùng khi mang bầu.

Ngoài khả năng làm tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh. Trong một số loại kem trị mụn còn có chứa nhiều thành phần như: Benzoyl Peroxide và Hydrocortisone, Retinoid, Axit Salicylic,… Những chất này có ảnh hưởng rất lớn tới hệ thần kinh và tim mạch của thai nhi. Chính vì thế mà các chuyên gia chúng tôi khuyên mẹ bầu không nên sử dụng kem trị mụn.

Trong trường hợp muốn sử dụng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn các loại thuốc an toàn.

Điều trị nám khi mang bầu

Thường khi sinh em bé từ 3 – 4 tháng, nội tiết tố trong người mẹ sẽ cân bằng. Và nám da có xu hướng mờ đi. Tuy nhiên cũng có những trường hợp nám tồn tại vĩnh viễn trên mặt. Khiến nhiều chị em rất lo lắng. Đây chính là nguyên nhân khiến các mẹ bầu luôn muốn điều trị nám ngay khi mới hình thành.

Việc điều trị nám da khi đang mang thai bằng tia laser thực sự không an toàn. Tia laser có thể gây ra những nguy hiểm và dị tật ở thai nhi. Nên tham khảo những cách điều trị an toàn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Tuyệt đối không áp dụng các phương pháp thẩm mỹ xâm lấn nói chung và laser nói riêng!

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm có tác dụng trị nám da nhanh. Nhưng chúng chỉ cho tác dụng tạm thời, khi ngưng sử dụng nám lại tái phát như bình thường. Đối với phụ nữ mang thai thì không nên sử dụng kem trị nám da mặt. Bởi lúc này, nội tiết đang có sự rối loạn dẫn đến tình trạng nám, khô da.Vì vậy, có bôi kem trị nám ở giai đoạn này cũng chưa có tác dụng. Mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và con. Bạn có thể dùng nguyên liệu tự nhiên đắp mặt nạ mỗi tối để cải thiện làn da.

Một số lưu ý giúp cải thiện da khi mang bầu cho chị em

Dưỡng ẩm cho da

Thật ra, dưỡng ẩm cho da là bước quan trọng trong liệu trình chăm sóc da đẹp cho mẹ bầu. Dưỡng ẩm cho da giúp cân bằng bài tiết bã nhờn. Tránh gây ra hiện tượng tắc lỗ chân lông – nguyên nhân chính gây mụn.

Mỗi tuần, mẹ bầu nên dành từ 2-3 lần cho việc đắp mặt nạ dưỡng ẩm cho làn da.

Dùng sữa rửa mặt, sữa tắm

Khá nhiều người cẩn thận quá mức không dám dùng sữa rửa mặt hay sữa tắm. Vì lo ngại trong các loại sản phẩm này có chứa hóa chất độc hại ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng chính sự hiểu sai này mà tình trạng làn da bí bức hơn. Sữa rửa mặt, sữa tắm sẽ giúp loại bỏ sạch các bụi bẩn và chất nhờn. Để an toàn cần đến các cửa hàng chuyên về mỹ phẩm cho bà bầu để chọn mua các sản phẩm hữu cơ dịu nhẹ cho da. Chúng hoàn toàn không chứa chất tẩy mạnh 

Uống nước

Lười uống nước thì mẹ bầu khó có thể sở hữu làn da đẹp và mịn màng được. Bởi thiếu hụt nước là nguyên nhân hàng đầu gây khô, mụn, nám dễ dàng phát triển hơn. Mỗi ngày mẹ cần uống từ 2,5-3 lít nước uống. Ngay cả khi mẹ không khát. Để bù đắp lại lượng nước mà trong quá trình vận động của cơ thể đã bị mất đi. Dù khiến đi vệ sinh nhiều nhưng nó lại có công dụng rất lớn trong việc bảo vệ làn da. 

Không sử dụng mỹ phẩm tùy tiện

Nhiều người tùy tiện sử dụng các loại mỹ phẩm theo lời rỉ tai của người khác. Mà không lường trước sự nguy hại của các mỹ phẩm này đối với thai nhi. Nếu thành phần không an toàn khi bôi qua da có thể ngấm vào mạch máu.

Kem chống nắng

Điều này là rất quan trọng. Bởi khi tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím, da dễ bị nám, các sắc tố da bị thay đổi. Sử dụng kem chống nắng ( chống lại cả tia UVA và UVB) với chỉ số SPF từ 30 trở lên mỗi ngày. Ngay cả khi không có ánh nắng.  Thường xuyên bôi lại vào ban ngày nếu bạn hoạt động ngoài trời.

Tổng hợp các hoạt chất chăm sóc da mụn – nám cho bà bầu

AHA tức là Alpha hydroxy acid. Đây là loại axit hữu cơ có COH ở vị trí alpha. Nên đặc tính là giúp sát khuẩn tốt hơn, giúp giữ Ph thấp, diệt khuẩn. Đồng thời làm bình thường hóa sừng hóa của da, se khít lỗ cồi mụn nhanh hơn. Bản chất đây cũng là loại axit hữu cơ tự nhiên. Ví dụ axit lactic từ sữa chua, glycolic từ đường mía… Khi tinh chất được chiết xuất từ dạng tự nhiên thành đơn chất thì nó được cho vào các thành phần hóa học. Vì bản chất là tự nhiên nên nó không ngấm được qua lớp biểu bì. Một số ít mới ngấm được đến lớp trung bì. Như vậy không cần quá lo lắng. Đồng thời có rất nhiều tài liệu đã chứng minh là nó an toàn. Tuy nhiên không khuyến cáo nồng độ quá cao, từ 20% trở xuống. 

Nếu AHA tan trong nước thì BHA tan trong dầu. Rất phù hợp với người type da dầu. Vì đặc tính tan trong cổ nang lông nơi dễ bít tắc và bị mụn nhất. Đa số thường dùng salicylic acid và các dẫn xuất của nó. Loại này thường không ngấm sâu như AHA mà ngấm rất nông trong cổ nang lông. Vì thế cần có thời gian để hòa tan lượng dầu trong cổ nang lông thì mới hiệu quả. Như vậy đây là hoạt chất khá an toàn đối với người mang bầu. 

Hydroquinone tuyệt đối tránh khi mang thai. Bởi có nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng phụ quái thai, dị tật cho thai nhi. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *